Thế giới

COP 21: Lãnh đạo thế giới kêu gọi áp đặt thuế carbon

ClockThứ Ba, 01/12/2015 17:36
TTH - Một trong những phương án tối ưu để chống lại sự nóng lên toàn cầu là áp đặt thuế lên khí thải carbon, các nhà lãnh đạo chủ chốt trên thế giới khẳng định tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP 21) hôm 1/12.

Từ trái sang: Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng thống Brazil Dilma Roussef, và Tổng thống Chile Michelle Bachelet tại COP 21 ở Paris ngày 1/12. Ảnh: AP

Theo lãnh đạo Pháp, Đức, Canada, Chile, Mexico, Ethiopia, cùng người đứng đầu Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), thuế khí thải carbon đóng vai trò rất quan trọng trong nỗ lực làm giảm lượng khí thải nhà kính và bảo vệ môi trường thế giới.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo cũng nhất trí quan điểm cho rằng, “thỏa thuận Paris nên định hướng nền kinh tế toàn cầu tới một tương lai ít khí thải, năng suất và tính cạnh tranh cao hơn mà không phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm carbon nghiêm trọng, gây ra hiện tượng ấm lên của Trái Đất. Ngoài ra, việc đánh thuế khí thải carbon sẽ giúp tạo nền tảng cho các công ty tư nhân đầu tư dài hạn vào sự phát triển theo hướng thân thiện với môi trường”.

Như vậy, Tổng thống Chile Michelle Bachelet nói thêm: “Nguồn năng lượng bẩn sẽ không hoàn toàn rẻ đối với hành tinh hay sức khỏe của chúng ta”. Còn theo Thủ tướng Đức Angela Merkel: “các nước châu Âu nên cân nhắc để có cơ chế thuế carbon thống nhất trong toàn khu vực”.

LÊ THẢO (Lược dịch từ AP & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN

Hãng tin CNA dẫn lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết, tình hình địa chính trị phức tạp là động lực “mạnh mẽ và to lớn”, thúc đẩy các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường quan hệ hợp tác và mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia có thể là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Return to top