Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chứng kiến mức tăng lương thực tế cao nhất trong năm 2024

ClockThứ Sáu, 10/11/2023 08:16
TTH.VN - Theo ECA International, người lao động ở châu Á - Thái Bình Dương (APAC) được dự đoán sẽ nhận được mức tăng lương thực tế cao nhất vào năm 2024.

UNEP: Tiến trình thích ứng với biến đổi khí hậu đang bị đình trệGia tăng rủi ro trong hệ thống lương thực ở châu Á - Thái Bình DươngDHL Supply Chain đầu tư 350 triệu euro vào Đông Nam Á, tạo thêm 3.000 việc làmHệ thống lương thực cần được kết nối lại để ngăn chặn nạn đói gia tăngKinh tế toàn cầu có thể thiệt hại đến 5.000 tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

 Hầu hết các địa điểm được khảo sát trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đều có khả năng duy trì hoặc vượt mức tăng trưởng tiền lương thực tế năm 2023 và 2024. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, theo Báo cáo Xu hướng Tiền lương của ECA International, mức tăng lương thực tế trung bình – tức mức tăng lương trên danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát – dự kiến sẽ tăng 2,2% ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cao hơn gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu là 1%.

Công ty tư vấn dữ liệu cho biết, khu vực Bắc và Nam Mỹ dự kiến sẽ nhận được mức tăng lương thực tế là 2%, trong khi châu Phi và Trung Đông có thể đạt mức tăng trưởng 0,8%.

Nghiên cứu cũng cho thấy, khu vực châu Âu sẽ tụt hậu so với hầu hết các khu vực khác và nhân viên ở đó có thể chỉ nhận được mức tăng lương thực tế là 0,9% trong năm tới.

Vương quốc Anh dự kiến sẽ tăng 1,3% lương cho người lao động tại nước này.

Oliver Browne, Giám đốc khảo sát chính sách và lương thưởng tại ECA International cho biết: “Với lạm phát quá cao, nhiều doanh nghiệp ở Anh đã không thể tăng thưởng cho nhân viên của mình phù hợp. Dù vậy, bất chấp lạm phát, mức tăng lương danh nghĩa dự kiến vẫn sẽ cao hơn bình thường trong năm tới, qua đó cho thấy một số công ty có thể dàn trải mức tăng lương lớn hơn trong thời gian dài hơn”.

Ấn Độ và Trung Quốc giành vị trí dẫn đầu

Năm nay, trong tổng số 12 nơi nhận được mức tăng lương thực tế cao nhất thế giới, 9 nơi là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ECA International đưa tin.

Trong đó, tăng trưởng tiền lương sẽ tiếp tục trong năm 2024, với Ấn Độ chứng kiến mức tăng trưởng tiền lương chạm mốc 5,1%, Indonesia 4,3% và Trung Quốc 4,1%. Đây là 3 quốc gia có thành tích cao nhất.

Nghiên cứu chỉ ra rằng “hầu hết các địa điểm được khảo sát trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) đều có khả năng duy trì hoặc vượt mức tăng trưởng tiền lương thực tế năm 2023 và 2024, ngoại trừ Sri Lanka và New Zealand.

ECA nhấn mạnh, mức lương trên danh nghĩa cho lao động ở Hongkong chạm mốc 4% trong năm nay và dự kiến sẽ giữ nguyên vào năm tới, do tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với phần còn lại của thế giới.

Cũng trong khu vực, người lao động ở Trung Quốc dự kiến sẽ nhận được mức tăng lương thực tế là 4,1% trong năm 2024 – mức cao thứ ba trong khu vực.

Tổng Giám đốc khu vực châu Á của ECA International Mark Harrison chia sẻ: “Nhờ lợi thế về tỷ lệ lạm phát thấp hơn so với phần còn lại của thế giới, hầu hết các địa điểm của Trung Quốc đại lục, đều năm trong top 10 toàn cầu về mức tăng lương dự báo thực tế cao nhất vào năm 2024”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Return to top