Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương chưa được chuẩn bị trước những thách thức về dân số già

ClockThứ Bảy, 04/05/2024 06:39
HNN - Theo Báo cáo chính sách phát triển châu Á vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố tại Hội nghị thường niên ADB lần thứ 57 đang diễn ra tại Gruzia, các nước châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển chưa được chuẩn bị kỹ để đảm bảo phúc lợi cho dân số đang già đi nhanh chóng. Thực tế, tỷ lệ người già trong khu vực đang ngày càng tăng và phải đối mặt với nhiều thách thức, từ mức lương hưu thấp, các vấn đề sức khỏe, cho đến sự cô lập xã hội và khả năng tiếp cận hạn chế với các dịch vụ thiết yếu.

Châu Á - Thái Bình Dương: “Vũ khí” mới trong cuộc chiến chống lại bệnh lao kháng thuốcChâu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

 Nhiều quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần chú trọng cải cách hệ thống chăm sóc người cao tuổi. Ảnh: AFP/TTXVN

Số người từ 60 tuổi trở lên ở các nước đang phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050 - tức khoảng 1/4 tổng dân số, làm tăng đáng kể nhu cầu về các chương trình lương hưu và phúc lợi, cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, các nền kinh tế có cơ hội thu được “cổ tức bạc” (những lợi ích từ nhóm người già) dưới dạng năng suất tăng thêm từ người cao tuổi, điều này có thể thúc đẩy GDP trong khu vực tăng trung bình thêm 0,9%.

Ông Albert Park - nhà kinh tế trưởng của ADB cho rằng sự phát triển nhanh chóng của châu Á - Thái Bình Dương là một câu chuyện thành công, nhưng nó cũng thúc đẩy một sự thay đổi lớn về nhân khẩu học và áp lực đang không ngừng gia tăng. Do đó, “các chính phủ cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ nếu muốn có thể giúp hàng trăm triệu người trong khu vực già đi một cách khỏe mạnh. Các chính sách nên hỗ trợ đầu tư trọn đời vào y tế, giáo dục, kỹ năng và chuẩn bị tài chính cho việc nghỉ hưu… ”, ông Park chia sẻ.

Theo báo cáo, 40% người trên 60 tuổi ở châu Á - Thái Bình Dương không được tiếp cận với bất kỳ hình thức lương hưu nào - trong đó phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn vì họ thường làm những công việc gia đình không được trả lương. Kết quả là, nhiều người cao tuổi trong khu vực không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải đi làm ở tuổi nghỉ hưu để tồn tại. Trong số những người vẫn làm việc ở độ tuổi 65 trở lên, 94% làm việc trong khu vực phi chính thức – nơi thường không cung cấp các biện pháp bảo vệ lao động cơ bản hoặc trợ cấp lương hưu.

Những thách thức về sức khỏe thể chất và tinh thần cũng tăng theo tuổi tác. Khoảng 60% người cao tuổi ở châu Á - Thái Bình Dương không đi khám hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong khi 31% cho biết có các triệu chứng trầm cảm do bệnh tật, sự cô lập với xã hội và tình trạng bất ổn về kinh tế. Phụ nữ trong khu vực cũng có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới khi về già, từ trầm cảm đến tiểu đường, tăng huyết áp…

Báo cáo đề xuất một loạt các biện pháp chính sách nhằm hỗ trợ quá trình già hóa lành mạnh và an toàn về mặt kinh tế, trong đó có các chương trình bảo hiểm y tế và lương hưu được chính phủ hỗ trợ, cải thiện cơ sở hạ tầng y tế, kiểm tra sức khỏe miễn phí hàng năm... Theo báo cáo, các nhà hoạch định chính sách nên hướng tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, trong khi các biện pháp bảo vệ lao động cơ bản nên được mở rộng cho những người lao động lớn tuổi trong khu vực phi chính thức.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ ADB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI CHÂU Á:
Triển vọng tươi sáng giữa những thách thức ngày càng tăng

Ngành năng lượng mặt trời tại châu Á đang mở rộng nhanh chóng, được thúc đẩy bởi nhu cầu năng lượng bền vững ngày càng tăng, sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và những đổi mới công nghệ…

Triển vọng tươi sáng giữa những thách thức ngày càng tăng
Tầm quan trọng của các thỏa thuận kinh tế kỹ thuật số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển

Ấn phẩm tháng 5 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với tên gọi: “Vai trò và Tương lai của các Thỏa thuận Kinh tế Kỹ thuật số tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển” được các chuyên gia nhận định là nội dung cung cấp góc nhìn mạnh mẽ vào bối cảnh thương mại và những quy định đang thay đổi của nền kinh tế kỹ thuật số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tầm quan trọng của các thỏa thuận kinh tế kỹ thuật số ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển
APEC tập trung giải quyết thách thức về AI và khoảng cách lao động

Từ ngày 7 - 10/5, các nền kinh tế thuộc Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang nhóm họp tại một phiên họp được tổ chức ở Jeju (Hàn Quốc), để giải quyết một loạt thách thức ngày càng tăng mà lực lượng lao động trong khu vực phải đối mặt, bao gồm các tác động của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dân số già hóa và khoảng cách dai dẳng trong các hệ thống giáo dục và việc làm.

APEC tập trung giải quyết thách thức về AI và khoảng cách lao động
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB đầu tư 20 triệu USD thúc đẩy phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa ký kết một khoản đầu tư vốn chủ sở hữu lên tới 20 triệu USD với ABC Impact Fund II LP (ABC Impact II), một quỹ đầu tư tư nhân khu vực do Công ty quản lý tài sản toàn cầu Temasek Trust Asset Management Pte. Ltd. (TTAM) quản lý.

ADB đầu tư 20 triệu USD thúc đẩy phát triển bền vững
Châu Á - Thái Bình Dương:
Ngành hàng không thương mại dự báo tăng trưởng nhanh hơn trung bình toàn cầu

Hàng không tư nhân của khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới trong thập kỷ tới, theo ông Leck Chet Lam, Giám đốc điều hành của Experian Events, đơn vị tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Hàng không thương mại châu Á lần thứ nhất.

Ngành hàng không thương mại dự báo tăng trưởng nhanh hơn trung bình toàn cầu
Return to top