Thế giới

Châu Á: Cơ hội tỏa sáng

ClockChủ Nhật, 11/06/2023 07:44
TTH - Châu Á hiện là khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, và luôn là mảnh đất đầy cơ hội với phạm vi phát triển kinh tế đáng kinh ngạc. Trong một bài phân tích mới đây trên Business Times, các nhà kinh tế cho rằng, sự hội tụ của các yếu tố thúc đẩy toàn cầu và lực kéo khu vực đang thống nhất với nhau, điều này sẽ mang lại ánh sáng tích cực cho triển vọng trung hạn của châu Á.

Không thể xảy ra gián đoạn thương mại ở châu Á - Thái Bình DươngGiải pháp công nghệ cao không phát thải sẽ đến từ Châu Á

leftcenterrightdel
 Với nhiều cơ hội vượt trội, hiện tại được xem là thời điểm để châu Á tỏa sáng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong năm qua, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách và đồng USD tăng giá đã khiến các nhà đầu tư tập trung nhiều hơn vào việc giảm thiểu rủi ro tại các thị trường mới nổi. Tuy nhiên, khi triển vọng tăng trưởng toàn cầu suy yếu và việc cắt giảm lãi suất của FED ngày càng rõ ràng, giới chuyên gia tin rằng các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các cơ hội mới và đặt ưu tiên cao hơn cho các nền tảng kinh tế lành mạnh và tăng trưởng bền vững.

Đó chính là cơ hội của châu Á. Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch COVID-19, lục địa này nói chung đã tránh mở rộng tài khóa quy mô lớn, khiến khu vực có lợi thế tốt hơn về tính bền vững tài khóa, đảm bảo “sức khỏe” của hệ thống tài chính. Cán cân thanh toán và bộ đệm dự trữ ngoại hối của châu Á rất mạnh, và các chính phủ trong khu vực đang cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài bằng cách cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng mới đầy thú vị.

Những “chú nhạn bay” mới của châu Á

Đặc biệt, Ấn Độ và Đông Nam Á có khả năng trở thành những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong thập kỷ này, khi “mô hình đàn nhạn bay” một lần nữa bắt đầu hoạt động.

“Mô hình đàn nhạn bay” là thuật ngữ đề cập đến hệ thống phân cấp phát triển kinh tế của châu Á, trong đó Nhật Bản thời hậu chiến là chú nhạn đầu đàn. Với sự phát triển nhanh chóng và chi phí gia tăng, vào những năm 1970, nước này đã chuyển sản xuất và đầu tư sang đàn nhạn tiếp theo, gồm: Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), HongKong (Trung Quốc) và Singapore. Đến đầu những năm 1990, khi đã nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng, các nền kinh tế này, cùng với Nhật Bản, đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện của đàn nhạn tiếp theo, trong đó có Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc giờ đây đã mất đi lợi thế so sánh về chi phí thấp, cùng với những trở ngại về địa chính trị, đã tạo tiền đề cho Đông Nam Á và Ấn Độ trở thành những chú nhạn bay cao mới của khu vực, mở ra toàn bộ tiềm năng tăng trưởng.

Công bằng mà nói, sự thay đổi trong chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn còn ở giai đoạn đầu, nhưng những nỗ lực ngày càng tăng của chính phủ ở các nền kinh tế này nhằm đẩy nhanh chi tiêu và triển khai cơ sở hạ tầng sẽ dẫn đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng cao trong vòng 3-5 năm tới. Kinh nghiệm từ Bắc Á cho thấy, một khi ngoại thương và FDI đạt đến một khối lượng nhất định, sẽ dẫn đến dòng vốn đầu tư đổ vào mạnh mẽ hơn.

Động lực tăng trưởng mới ở Đông Bắc Á

Ngược lại với phía nam, Đông Bắc Á có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, nhưng cũng là những động lực tăng trưởng mới.

Nền kinh tế Nhật Bản cuối cùng đã thoát ra khỏi ám ảnh giảm phát kéo dài hàng thập kỷ. Trong khi đó, sự bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu đang tạo cơ hội cho Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc, nơi các nhà sản xuất linh kiện là nhà cung cấp chính một số công nghệ và sản phẩm quan trọng cho nền tảng AI trên toàn cầu. Đối với các nền kinh tế già hóa ở châu Á, công nghệ AI cũng có thể khắc phục tình trạng năng suất đang chậm lại và giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động. Trong khi đó, Trung Quốc hiện là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về công nghệ năng lượng tái tạo và chuỗi cung ứng, chẳng hạn như phương tiện năng lượng mới, pin lithium và sản xuất năng lượng mặt trời.

Tăng trưởng vượt trội trong trung hạn

Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với những thách thức về cấu trúc và những trở ngại địa chính trị, và tốc độ tăng trưởng trung hạn của nước này có thể sẽ chậm lại, nhưng Trung Quốc sẽ vẫn là một nền kinh tế khổng lồ về quy mô, đóng góp hơn 1/4 vào tăng trưởng toàn cầu.

Ngay cả khi Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, các dự báo trung hạn (2024-2028) của các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế cho châu Á ở mức 4,2% hàng năm, vượt trội so với các thị trường mới nổi khác, như Mỹ Latinh (2,4%), Trung và Đông Âu, Trung Đông và Châu Phi (hay CEEMEA - 3,2%) và Mỹ (1,8%).

Dù châu Á có sự đầu tư không đồng đều, nhưng khi việc định giá lại thị trường sẽ mang lại ánh sáng tích cực cho châu Á. Các nhà kinh tế kỳ vọng điều này sẽ thay đổi, và thừa nhận rằng châu Á đang trên đà lấy lại vị thế trong nền kinh tế toàn cầu mà khu vực đã từng nắm giữ trong thế kỷ 18. Tăng trưởng nhanh hơn sẽ thu hút nhiều dòng vốn hơn, nâng cao niềm tin kinh doanh và thúc đẩy đầu tư trong nước.

Hiện tại, sự không chắc chắn và ảm đạm đang phủ bóng toàn cầu, nhưng một khi lớp bụi trầm lắng xuống, giới chuyên gia tin rằng các nhà đầu tư toàn cầu sẽ sớm bắt đầu cân nhắc những cơ hội vượt trội của châu Á. Và rõ ràng, thế giới đang giành “sân khấu” cho châu Á tỏa sáng trong trung hạn.

Tố Quyên (Lược dịch từ Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu

Tháng 1/2025 vừa bắt đầu với triển vọng đầy thách thức đối với ngành du lịch toàn cầu, khi một loạt các sự kiện bất lợi phủ bóng đen lên đà tăng trưởng đầu năm. Tuy nhiên, theo Tạp chí du lịch thế giới TTW, đây vẫn là tháng then chốt đối với ngành du lịch, thời điểm mang lại những cơ hội đáng kể để ngành này tăng tốc và đặt nền móng cho tăng trưởng cả năm.

Nhiều cơ hội cho tăng trưởng du lịch toàn cầu
Tận dụng cơ hội & vượt qua thách thức

Đúng 20 ngày sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và 10 ngày trước khi lễ công bố được tổ chức, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế (cũ) tổ chức Tọa đàm khoa học "Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của thành phố Huế trực thuộc Trung ương". Tôi nghĩ, đó là một việc làm cần thiết khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của Việt Nam chọn con đường dựa vào nền tảng văn hóa, di sản để phát triển.

Tận dụng cơ hội  vượt qua thách thức
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.

Động lực mới cho di sản Huế
Return to top