Thế giới

Campuchia và Việt Nam có thời gian quay vòng cảng ngắn nhất ở ASEAN

ClockThứ Hai, 24/04/2023 14:25
TTH.VN - Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, vận chuyển container ở Campuchia và Việt Nam có thời gian quay vòng cảng thấp nhất trong các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ghi nhận vào tháng 6/2022 với thời gian trung bình của cả hai nước là 0,9 ngày.

Đảo Jeju - Hàn Quốc cân nhắc áp đặt phí du lịchLHQ đánh giá hiệu quả thực hiện thỏa thuận ngũ cốc Biển ĐenTổng thư ký Dato Lim Jock Hoi: Cộng đồng ASEAN vẫn ở ngã ba đườngCOP27: Thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùngOmicron lây lan nhanh chóng, hệ thống y tế châu Âu quá tải

leftcenterrightdel
 Thời gian quay vòng cảng của Việt Nam là 0,9 ngày, ngắn nhất trong Nhóm ASEAN. Ảnh minh hoạ: Vietnam+

Trong dữ liệu hậu cần toàn cầu vừa được công bố tại Washington, WB cho biết những phát hiện này là một trong những chỉ số hiệu suất chính mới bổ sung cho Chỉ số hiệu quả hậu cần (LPI) của 139 nền kinh tế.

“Hai loại chỉ số này cung cấp sự hiểu biết bổ sung, nhất quán về hoạt động hậu cần”, ngân hàng WB chia sẻ.

Tuy nhiên, các chỉ số mới bắt nguồn từ Dữ liệu lớn bao gồm container, hàng hoá hàng không và bưu kiện, chưa được đưa vào việc xây dựng các chỉ số LPI chính.

Được biết trong số các thành viên ASEAN khác, Thái Lan có thời gian quay vòng cảng thấp thứ hai trong khối là 1 ngày, theo sau là Malaysia và Singapore (đều 1,2 ngày), Philippines (1,3 ngày), Indonesia (1,8 ngày) và Myanmar (2 ngày).

Trong một tuyên bố của mình, ngân hàng WB cho biết, số hoá đang cho phép các nền kinh tế mới nổi rút ngắn thời gian trễ cảng tới 70% so với các nước phát triển.

Christina Wiederer, nhà kinh tế cấp cao của Ngân hàng Thế giới (WB), đồng tác giả báo cáo chia sẻ: “Trong khi phần lớn thời gian dành cho việc vận chuyển, sự chậm trễ lớn nhất thường xảy ra tại cảng biển, sân bay và các cơ sở đa phương thức”.

Trong một thông tin có liên quan, so với các nước ASEAN cùng ngành, Campuchia và Lào xếp hạng kém hơn về hoạt động logistics tổng thể với điểm LPI là 2,4/5.

Với 4,3 điểm, Singapore được xếp hạng cao nhất, cả trong ASEAN và trên thế giới. Tiếp theo là Malaysia 3,6 điểm, Thái Lan 3,5 điểm, Philippines và Việt Nam cùng 3,3 điểm và Indonesia 3 điểm.

Ngay cả khi đại dịch COVID-19 gây ra sự gián đoạn trong vận chuyển và khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu, điểm tổng thể trung bình LPI năm 2023 nhìn chung vẫn giống như trong cuộc khảo sát được thực hiện gần đây nhất là vào 2018.

Được biết, LPI có 6 chỉ số, hiệu quả của thủ tục hải quan và quản lý biên giới, chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông và thương mại, dễ dàng sắp xếp các lô hàng có giá cạnh tranh, năng lực và chất lượng dịch vụ hậu cần, khả năng theo dõi và truy xuất lô hàng, cùng với tần suất giao hàng đúng hạn.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam có tiềm năng trở thành cường quốc thanh toán số tiếp theo của Châu á

Vào quý I/2025, hệ sinh thái thanh toán kỹ thuật số của châu Á không chỉ mở rộng, mà còn trải qua quá trình chuyển đổi nhanh chóng. Sự phát triển này được thúc đẩy bởi một số yếu tố chính, bao gồm những tiến bộ về công nghệ, tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh tăng lên, và sở thích của người tiêu dùng thay đổi. Trong bối cảnh thanh toán kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, Việt Nam nổi bật là một trong những quốc gia dẫn đầu, sở hữu tiềm năng để trở thành cường quốc thanh toán kỹ thuật số tiếp theo của khu vực.

Việt Nam có tiềm năng trở thành cường quốc thanh toán số tiếp theo của Châu á
Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh và công nghiệp bán dẫn

Chiều 28/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đồng chủ trì Diễn đàn Việt Nam-Nhật Bản về hợp tác trong các ngành công nghiệp chiến lược, công nghệ cao, chuyển đổi xanh và bán dẫn. Cùng dự có có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, tập đoàn, doanh nghiệp hai nước; Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.

Việt Nam-Nhật Bản tăng cường hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh và công nghiệp bán dẫn
Cuba ghi nhận đóng góp nổi bật của doanh nghiệp Việt Nam

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, hai doanh nghiệp có vốn đầu tư Việt Nam tại Cuba là Thai Binh Global (100% vốn Việt Nam) và liên doanh Suchel TBV vừa được trao tặng danh hiệu “Đơn vị tiên phong toàn quốc” của Liên đoàn Công nghiệp Quốc gia Cuba (SNTI) nhờ những đóng góp nổi bật trong sản xuất, hoạt động công đoàn và trách nhiệm xã hội.

Cuba ghi nhận đóng góp nổi bật của doanh nghiệp Việt Nam
Minh chứng về mối quan hệ đặc biệt 'có một không hai' Việt Nam - Lào

Theo Đặc phái viên TTXVN, tối 25/4, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới CHDCND Lào theo lời mời theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Minh chứng về mối quan hệ đặc biệt có một không hai Việt Nam - Lào
Return to top