Thế giới

Campuchia - quốc gia mở cửa trở lại sớm của ASEAN

ClockThứ Ba, 23/11/2021 15:57
TTH.VN - Theo thông tin mới đăng tải trên trang CNA, Campuchia đang tăng tốc mở cửa trở lại, kết nối với thương mại và du lịch toàn cầu bằng cách dỡ bỏ các hạn chế kiểm dịch đối với những du khách đã được tiêm phòng đầy đủ với kết quả xét nghiệm âm tính từ ngày 15/11.

Campuchia đã đủ cơ sở để mở cửa trở lại toàn bộ nền kinh tếCampuchia triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 6-11 tuổiThế giới khó đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng COVID-19Đông Nam Á chịu nhiều tác động hơn bởi COVID-19Các nước ASEAN 'rón rén' mở cửa kinh tế trở lại

Tính đến giữa tháng này, khoảng 88% toàn bộ dân số Campuchia đã được tiêm chủng vaccine COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/Thanh Niên

Quyết định được đưa ra với việc mở cửa trở lại trường học ở các cấp, nối lại các chuyến bay đến Campuchia và “bình thường hóa” kinh tế  với các yêu cầu như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội và tiêm chủng.

Vào ngày 15/11, người dân Phnom Penh thức dậy với tình trạng tắc nghẽn giao thông “quen thuộc” của thành phố - điều không thể nhìn thấy được kể từ tháng 2, khi cộng đồng chứng kiến đợt bùng dịch COVID-19 lớn nhất trong nước và buộc chính quyền nước này phải triển khai các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt vào tháng 4.

Trong bối cảnh châu Âu đối mặt với đợt dịch COVID-19 thứ tư, cùng lúc phần lớn thế giới và Đông Nam Á vẫn đang đóng cửa biên giới hoặc yêu cầu kéo dài các biện pháp kiểm dịch, việc Campuchia mở cửa trở lại có thể được xem là một sự kiện gây nhiều ngạc nhiên.

Mặc dù quốc gia này đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, song Campuchia vẫn là một quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp hơn và không sở hữu các nguồn lực tương đương với các quốc gia cùng hạng trong khối ASEAN trong cuộc chiến chống lại đại dịch và các tác động phụ của nó.

Vậy làm thế nào để Campuchia có thể mở cửa trở lại sớm như vậy?

Được trang bị và chuẩn bị tốt

Thứ nhất, bằng cách giảm thiểu tối đa tình trạng lây lan COVID-19 trong cộng đồng trong suốt năm 2020, Campuchia đã có thời gian vô giá để chuẩn bị cho sự xuất hiện không thể tránh khỏi của đại dịch.

Cụ thể, quốc gia này đã dự trữ khẩu trang và thiết bị bảo hộ cá nhân thông qua mua sắm trực tiếp của chính phủ hoăc từ các nguồn cung hỗ trợ bởi các nước và tổ chức tài chính.

Đồng thời, một chiến dịch giáo dục cộng đồng đã giúp tạo điều kiện thúc đẩy hiểu biết về khả năng lây nhiễm của bệnh tật và các biện pháp giãn cách xã hội.

Sau “sự cố cộng đồng ngày 20/2” về bùng phát một đợt dịch mới trong cộng đồng Campuchia, một hệ thống mã QR đã được ra mắt sau đó 1 tháng, vào tháng 3, cho tất cả các doanh nghiệp và tổ chức để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình theo dõi liên lạc. Sự hợp tác chặt chẽ giữa Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Campuchia đã giúp hỗ trợ triển khai tốt hơn các biện pháp ngăn chặn cần thiết để phòng chống đại dịch COVID-19.

Những yếu tố này chắc chắn đã có tác động tích cực đến tình hình đại dịch COVID-19 ở Campuchia. Nhưng yếu tố chính đằng sau sự mở cửa trở lại của đất nước này chính là chương trình tiêm chủng nhanh chóng trên toàn quốc.

Nỗ lực tiêm chủng

Tính đến ngày 15/11, khoảng 88% toàn bộ dân số Campuchia đã được tiêm chủng vaccine COVID-19, tỷ lệ này giúp Campuchia xếp thứ 6 trên toàn cầu và trong khối ASEAN chỉ đứng sau Singapore.

Phnom Penh gần đây đã triển khai chương trình tiêm chủng tăng cường đợt thứ ba và sáng kiến này đã hoàn thành một cách ngoạn mục vào cuối tháng 10/2021.

Theo đó, Campuchia đã nhận được nguồn cung vaccine COVID-19 khá lớn từ Trung Quốc (với khoảng 6 triệu liều Sinovac), cũng như vaccine AstraZeneca từ Cơ chế COVAX của Liên Hiệp Quốc, Mỹ 1 triệu liều vaccine Johnson&Johnson và nguồn cung vaccine được hỗ trợ từ nhiều nước khác.

Chính phủ Campuchia cũng đã mua gần 30 triệu liều vaccine Sinovac để phục vụ cho tiến trình tiêm chủng diễn ra suôn sẻ và đầy đủ.

Đầu tư dài hạn của Campuchia vào việc nâng cao năng lực cho các bộ ngành của mình rõ ràng đã mang lại kết quả khi nước này được trang bị đầy đủ về tài chính để mua các nguồn cung vaccine đáng kể và quan trọng.

Hiện nay, Campuchia đang ở trong giai đoạn cung cấp vaccine dư thừa của mình cho các quốc gia khác, trong đó có thể kể đến cung cấp 200.000 liều vaccine COVID-19 cho Việt Nam vào cuối tháng 10 vừa qua.

Hiện nay, so với một thập kỷ trước, Campuchia đang ở một vị trí rất khác về năng lực nhà nước. Thành công tương đối của Campuchia trong nỗ lực chống lại đại dịch COVID-19 xứng đáng được ghi nhận khi nước này chuẩn bị đảm đương chức vụ Chủ tịch ASEAN vào năm 2022 tới.

Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục cảnh giác, đặc biệt là chính phủ cần phải lưu ý trong việc tái thiết lập các tiêu chuẩn cho hoạt động đám cưới, tụ tập và giáo dục.

Campuchia bày tỏ hi vọng, việc mở cửa nền kinh tế trở lại sẽ giúp hồi phục nền kinh tế quốc gia và góp phần tạo động lực cho các thành viên ASEAN khác tiến lên phía trước với các bong bóng du lịch khu vực, cũng như thiết lập các thỏa thuận đi lại trên làn đường xanh.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Return to top