Thế giới

Các nước Trung Âu tích cực ứng phó với dịch Covid-19

ClockThứ Ba, 25/02/2020 16:14
Các nước Trung Âu như Hungary, Romania, và Ba Lan đã thực hiện nhiều biện pháp để ứng phó với sự lây lan của dịch Covid-19 chết người do SARS-CoV-2.

Cập nhật Covid-19: Thêm 71 ca tử vong, 508 ca nhiễm mới ở Trung QuốcG20 sẽ giám sát tác động của COVID-19 đối với tăng trưởngCOVID-19: Italy có ca tử vong thứ 3, dừng lễ hội hóa trang ở Venice

Hạn chế tới Italy

Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19 tại Italy, Chính phủ Hungary hôm 24/2 đã khuyến cáo người dân nước này không đến miền Bắc Italy, đồng thời cần cân nhắc và nghiên cứu kỹ càng việc di chuyển tới các vùng khác tại Italy.

Tàu du lịch Diamond Princess - một trong các ổ dịch lớn của Covid-19 trên thế giới. Ảnh: Index.hu

Cơ quan y tế Hungary cũng cho biết nước này chưa ghi nhận ca nhiễm virus SARS-CoV-2 nào, tuy nhiên do tình hình bùng phát dịch bệnh tại Italy, các quy trình thủ tục y tế sẽ được cập nhật để phán ảnh các diễn biến dịch bệnh mới nhất. Cụ thể, cơ quan an ninh sẽ tiến hành đo thân nhiệt tất cả hành khách tại các sân bay của Hungary đến từ miền Bắc Italy.  

Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Hungary đang tiến hành cách ly một nhóm 15 người trở về hôm 23/2 vừa rồi sau một chuyến tham quan gần các khu vực cách ly ở Italy. Tất cả đều đang trong tình trạng sức khỏe tốt và không có bất cứ triệu chứng nào. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao nước này hôm 24/2 cũng thông báo, một trong ba công dân Hungary làm việc trên du thuyền Diamond Princess đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 và sẽ được chuyển tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế tại Nhật Bản trong hai hoặc ba ngày tới.

Tránh hoảng loạn

Trong khi đó Thủ tướng Romania Ludovic Orban hôm 24/3 phát biểu trên truyền hình, kêu gọi người dân Romania không sợ hãi và hoảng loạn, cần bình tĩnh làm chủ thông tin và tuân thủ các hướng dẫn y tế.

Ông Orban cũng kêu gọi công dân nước này hạn chế tới Italy và người Romania đang sinh sống và làm việc tại Italy không về nước trừ khi thật sự cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của virus tới quốc gia này.

Hiện có khoảng 8.000 người Romania sống tại các thị trấn và thành phố đang được cách ly và khoảng 200.000 người sống tại hai vùng có nguy cơ dịch là Lombardia và Veneto. Với quy mô lớn như vậy, nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng người Romania tại Italy là rất cao, tuy nhiên may mắn là hiện chưa có trường hợp nhiễm bệnh nào trong số này.

Thủ tướng Orban cũng tuyên bố cơ quan chức năng đã chuẩn bị trong trường hợp phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV-2, đồng thời trấn an dư luận rằng các trang thiết bị bảo hộ y tế sẽ được cung ứng đầy đủ.

Tương tự, Tổng thống Romania Klaus Iohannis hôm 24/2 cũng đưa ra thông cáo báo chí khẳng định Romania chưa ghi nhận ca nhiễm virus SARS-CoV-2 nào, đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh, có được thông tin chính xác, cảnh giác và tôn trọng các tiêu chuẩn dịch tễ cơ bản.

Siết chặt biện pháp đối phó

Cũng hôm qua (24/2) , Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã họp tham vấn lãnh đạo các quan chức năng liên quan, gồm Bộ Y tế, Bộ Nội vụ, thống đốc các tỉnh và cơ quan vệ sinh dịch tễ nhằm thống nhất về các chính sách giúp hạn chế sự lây lan của dịch Covid-19 tại nước này trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại Italy với số ca tử vong và lây nhiễm không ngừng gia tăng.

Cụ thể, tất cả các thủ tục cần thiết đều được rà soát và cập nhật để ứng phó hiệu quả, nhanh chóng và chuyên nghiệp trước nguy cơ dịch bệnh. Bên cạnh hai trung tâm xét nghiệm hiện đang hoạt động, Ba Lan sẽ triển khai thêm 6 trung tâm mới để thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

Tuy nhiên, đây sẽ chỉ là biện pháp mang tính dự phòng bởi chưa có nhu cầu cấp thiết trước mắt. Cơ quan chức năng cũng sẽ gửi tin nhắn điện thoại cung cấp thông tin về virus SARS-CoV-2 và các triệu chứng tới tất cả các công dân Ba Lan trở về từ nước ngoài, đồng thời sẽ áp dụng các biện pháp kiểm tra đặc biệt với những người này./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão Yinxing gần Biển Đông. Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão Yinxing đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).

Rà soát phương án, sẵn sàng ứng phó bão Yinxing
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Return to top