Thế giới

Các doanh nghiệp châu Á muốn mở rộng ra thị trường nước ngoài

ClockThứ Hai, 15/05/2023 14:45
TTH.VN - Theo kết quả của một báo cáo mới gần đây, Đông Nam Á và Trung Quốc đã và đang nổi lên như hai điểm đến hàng đầu để các doanh nghiệp mở rộng ra thị trường nước ngoài, khi 83% doanh nghiệp châu Á mong muốn mở rộng quy mô thị trường.

Tổ chức chương trình quảng bá du lịch Việt Nam-TP.HCM tại AustraliaChọn hướng đi cho quá trình chuyển đổi số trong thế giới hậu COVID-19Doanh nhân nước ngoài đổ xô đến Đông Nam Á kinh doanhTrung Quốc cam kết duy trì cải cách và mở cửa thị trườngECB tiết lộ tiến bộ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu

leftcenterrightdel
 Các doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ để mở rộng thị trường kinh doanh. Ảnh minh hoạ: Báo Thanh Niên

Cụ thể, báo cáo Triển vọng kinh doanh mới nhất do Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) công bố, trong đó khảo sát hơn 4.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực, cũng như các doanh nghiệp lớn khác ở châu Á cho thấy, hơn 4/5 doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng ra nước ngoài trong vòng 3 năm.

Các công ty ở Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam đang tìm cách tăng doanh thu và lợi nhuận trên phạm vi quốc tế, trong khi điều này lại ít xảy ra hơn đối với các doanh nghiệp ở Hongkong, Malaysia và Singapore.

Khoảng một nửa số người được hỏi cho biết, Singapore là một quốc gia quan trọng ở Đông Nam Á để mở rộng kinh doanh, lựa chọn tiếp theo là Thái Lan, với 45% và Malaysia cũng với tỷ lệ lựa chọn tương tự. Gần 80% số người được hỏi cho biết môi trường kinh doanh hiện tại trong khu vực là môi trường tích cực.

Chỉ 1 trong 4 công ty muốn mở rộng ra ngoài khu vực châu Á.

Theo lĩnh vực, các công ty trong lĩnh vực công nghiệp, dầu khí (chiếm 88%) tỏ ra quan tâm nhất đến việc mở rộng ra thị trường nước ngoài, theo sau đó là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại buôn bán, công nghệ, truyền thông và viễn thông.

Báo cáo cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều cần hỗ trợ nhiều hơn để mạo hiểm mở rộng ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là khi họ cho rằng doanh nghiệp có thể đối mặt với một số thách thức bao gồm thiếu nhân tài nội bộ, khó tìm được đối tác phù hợp để làm việc cùng, thiếu sự tuân thủ pháp luật và quy định, cũng như hỗ trợ thuế…

“Các doanh nghiệp ở Trung Quốc muốn kết nối với các đồng nghiệp trong ngành và tiếp cận với các phân tích và thông tin chuyên sâu về kinh doanh. Mặt khác, các công ty ở Đông Nam Á lại yêu cầu nhiều ưu đãi hơn về thuế và các lựa chọn tài chính bền vững”, Eric Lian, người đứng đầu Nhóm ngân hàng thương mại tại UOB cho biết.

Khoảng 60% doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo sát chỉ ra rằng, chuỗi cung ứng của họ đã bị ảnh hưởng bởi những căng thẳng địa chính trị đang diễn ra.

Báo cáo lưu ý: “Các công ty đang cảm thấy sức nóng từ tác động của lạm phát toàn cầu đối với chi phí nguồn cung của họ và những thách thức trong việc tìm nhà cung cấp”.

Bên cạnh đó, gần 30% số người được hỏi đang cố gắng đa dạng hoá chuỗi cung ứng doanh nghiệp, đầu tư vào việc xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với các nhà cung cấp và khai thác phân tích dữ liệu để giúp các doanh nghiệp trong vấn đề ra quyết định.

Cũng theo nghiên cứu, khoảng 90% doanh nghiệp tin rằng tính bền vững là quan trọng, nhưng chỉ 45% số doanh nghiệp được hỏi đã thực hiện các hoạt động bền vững. Hơn một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan và Việt Nam đã áp dụng các thông lệ bền vững, trong khi đó, chỉ 38% số doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Singapore áp dụng những thông lệ này.

Khi thực hiện các hoạt động bền vững, những doanh nghiệp được hỏi cho biết, mối quan tâm lớn nhất của họ là chi phí gia tăng đối với khách hàng và tác động của nó đối với lợi nhuận và doanh thu của họ.

Ông Eric Lian nhận xét: “Là một ngân hàng hàng đầu ở Đông Nam Á, chúng tôi có trách nhiệm thu hút các bên liên quan trong khu vực và tăng cường nỗ lực giúp các doanh nghiệp chuyển đổi sang phát triển bền vững. Chúng tôi sẽ tiếp tục đơn giản hoá việc tiếp cận nguồn tài chính bền vững cho các công ty đang tìm cách tăng cường năng lực môi trường, xã hội và quản trị, cũng như phát triển hoạt động kinh doanh”.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh thu du lịch toàn cầu tăng trưởng vượt bậc trong năm 2024

Theo Báo cáo Chỉ số phong vũ biểu du lịch thế giới tháng 12/2024 của Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc (UN Tourism), doanh thu du lịch quốc tế đã ghi nhận những kết quả nổi bật, khi hầu hết các điểm đến có dữ liệu đều tăng trưởng hai chữ số so với năm 2019.

Doanh thu du lịch toàn cầu tăng trưởng vượt bậc trong năm 2024
Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Hãng tin Reuters hôm qua (12/11) dẫn lời các giám đốc điều hành cho biết, nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi các công ty trong nước đang “để mắt” đến việc hợp tác đầu tư, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động từ căng thẳng thương mại.

Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam
Ký kết bản ghi nhớ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

Chiều 27/8, UBND TX. Hương Thủy phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quinn Hà Nội - Trung tâm Đào tạo INTRASE Huế (gọi tắt Công ty Quinn Hà Nội) tổ chức chương trình ký kết bản ghi nhớ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Chứng kiến lễ ký kết có ông Nguyễn Quang Tuấn, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Đặng Hữu Phúc, TUV, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ký kết bản ghi nhớ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Return to top