Thế giới

Các bộ trưởng năng lượng EU đạt thỏa thuận về mua chung khí đốt

ClockThứ Năm, 13/10/2022 15:55
Bộ trưởng Công Thương CH Séc Sikela cho biết EC đã có ý tưởng rõ ràng về các biện pháp được mong đợi và gói biện pháp ứng phó cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ được cơ quan này trình bày vào tuần tới.

Nhiều nước Liên minh châu Âu thúc đẩy thỏa thuận chia sẻ khí đốtEU: Năng lượng tái tạo vượt nhiên liệu hóa thạch trong cơ cấu điện năng

Các tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng Golar Igloo và Eemshaven tại cảng Eemshaven ở Hà Lan. Ảnh: lngprime.com/TTXVN

Bộ trưởng Công Thương Cộng hòa Séc Jozef Sikela trong buổi họp báo sau Hội nghị không chính thức bộ trưởng năng lượng các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) ngày 12/10 thông báo các bộ trưởng năng lượng EU đã đạt được thoản thuận về việc mua chung khí đốt trước mùa Hè 2023, tăng cường đoàn kết và tiết kiệm năng lượng, đồng thời nhất trí với kiến nghị cần phải ngăn chặn tác động của giá khí đốt lên giá điện.

Theo ông Sikela, sau cuộc họp tại Prague, Ủy ban châu Âu (EC) đã có ý tưởng rõ ràng về các biện pháp được mong đợi và gói biện pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ được cơ quan này trình bày vào tuần tới.

Quan chức Séc chia sẻ: “Khi bạn mua số lượng lớn, bạn thường mua được với giá rẻ hơn." Theo ông, châu Âu nên đàm phán với các nhà cung cấp khí đốt lớn nhất và đạt được mức giá tốt nhất có thể.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Công Thương Séc - quốc gia đang giữ ghế Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU - thừa nhận mỗi nước thành viên trong khối đều có những ý tưởng riêng về các biện pháp ứng phó và có điều kiện cũng như lợi ích khác nhau.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều cần làm hiện nay là giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng.

Ngoài ra, ông Sikela xác nhận các bộ trưởng năng lượng EU cũng nhất trí về sự cần thiết phải điều chỉnh chỉ số thiết lập giá chủ chốt để chống lại các hành vi đầu cơ trên thị trường.

Trong khi đó, Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson cho rằng giá khí đốt vẫn chưa bền vững khi nguồn cung từ Nga giảm xuống dưới mức 10% nhu cầu tiêu thụ của khối.

Do đó, bà cho biết EC đang nghiên cứu một gói giải pháp để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng - bao gồm giảm tiêu thụ khí đốt hơn nữa và trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp bắt buộc tiết kiệm 15% lượng tiêu thụ khí đốt.

Cũng theo bà Simson, việc mua khí đốt chung là cần thiết để các nước thành viên EU không cạnh tranh lẫn nhau.

Tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức ở Prague hôm 7/10, lãnh đạo các nước EU đã thảo luận về giải pháp ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng và vấn đề Ukraine.

Theo Thủ tướng Séc Petr Fiala, chính sách tách giá khí đốt khỏi giá điện ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ.

Thủ tướng Séc cho rằng cần tìm kiếm các giải pháp mang tính toàn châu Âu.

Trong khi đó, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen xác nhận cơ quan này sẽ đưa ra những đề xuất chi tiết hơn về các biện pháp chống tăng giá năng lượng trước Hội nghị thượng đỉnh chính thức của khối tại Brussels (Bỉ) trong các ngày 20 và 21/10.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN:
Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN

Hãng tin Jakarta Post dẫn lời nhận định của Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Hou Yanqi rằng nghị quyết về cải cách toàn diện Trung Quốc để thúc đẩy hiện đại hóa không chỉ có tác động sâu sắc đến tương lai của quốc gia mà còn mở ra nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển của các nước ASEAN, qua đó mở ra triển vọng lớn hơn cho tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN.

Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN
Return to top