Thế giới

Bà Masako tỏa sáng trong vai trò Hoàng hậu của Nhật Bản

ClockThứ Sáu, 25/10/2019 14:42
TTH.VN - Hoàng hậu Nhật Bản Masako, từ lâu đã phải chiến đấu với những gì mà gia đình hoàng gia gọi là “rối loạn điều chỉnh”", đã bắt đầu tỏa sáng kể từ khi phu quân Naruhito của trở thành Thiên hoàng hồi tháng 5.

Nhật Bản cam kết hỗ trợ Thái Lan hoàn thành hiệp định RCEPHitachi nhắm đến các dự án đường sắt cao tốc từ Texas đến Thái LanLãnh đạo Nhật Bản, Hàn Quốc hội đàmChâu Âu đồng ý gia hạn Brexit, nhưng chưa rõ bao lâuSinh viên nước ngoài tìm việc tại Nhật Bản tăng cao kỷ lụcThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thủ đô Tokyo dự lễ đăng quang của Nhà vua Nhật Bản NaruhitoLễ đăng quang của Nhật Hoàng Naruhito đưa thế giới đến Nhật Bản

Hoàng hậu Masako tỏa sáng tại buổi lễ đăng quang của Nhật hoàng Naruhito. Ảnh: TTXVN

Với sự tự tin của mình, Hoàng hậu Masako (55 tuổi) đã khiến công chúng kinh ngạc, thoát khỏi những ràng buộc đặt ra bởi sự hà khắc cứng nhắc của hoàng gia.

Hình ảnh của Hoàng hậu trên các phương tiện truyền thông, trông thật rực rỡ khi lên ngôi hôm thứ Ba. Bà nở một nụ cười rạng rỡ khi trò chuyện với các nguyên thủ quốc gia và hoàng gia nước ngoài.

“Thái tử phi có rất ít quyền lực trong hoàng gia nhưng bây giờ là Hoàng hậu, bà ấy chắc chắn có thể làm một số điều khác biệt”, chuyên gia về lịch sử hiện đại Nhật Bản của Đại học bang Portland, ông Kenneth Ruoff nói.

Trước đó khi kết hôn với Thái tử Naruhito, bà ngay lập tức đối mặt với áp lực phải sinh ra một hoàng nam và cũng không được phép tiếp tục sử dụng các kỹ năng ngoại giao và ngôn ngữ của mình. Càng căng thẳng hơn khi những người cực kỳ bảo thủ chỉ trích rằng bà không sinh được một hoàng nam kế vị và bản thân bà Masako lại được chẩn đoán mắc chứng “rối loạn điều chỉnh” ba năm sau đó. Người con duy nhất hiện nay của Nhật hoàng và Hoàng hậu là Công chúa Aiko (sinh năm 2001).

Sau đó, bà hầu như lui vào hậu cung, nhưng trong những năm gần đây bà đã trở lại với công chúng qua các chuyến thăm tới các cơ sở phúc lợi. Bà đã mở lòng về sự bất an của mình tại cuộc họp báo sinh nhật vào năm ngoái: “Đôi khi tôi cảm thấy không yên tâm về cách mà tôi phục vụ người dân, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để có thể giúp họ hạnh phúc.”

Một quan chức cấp cao của Cơ quan Quản trị Hoàng gia nói với Kyodo News: “Sự phục hồi sức khỏe của Hoàng hậu đã hỗ trợ cho các lễ nghi của buổi lễ đăng quang diễn ra thuận lợi”. Nhưng các chuyên gia cho biết sự “phục hồi” này phần lớn giờ đây bắt nguồn từ chính cách mà Hoàng hậu Masako tìm lại được tình trạng thoải mái của mình.

Hoàng hậu Masako được đào tạo ở Harvard, là một nhà ngoại giao rất thành công, lớn lên ở Tokyo, Moscow và New York, và cũng đóng một vai trò trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản trong những năm 1980. Bà thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục

Theo dữ liệu vừa được Bộ Y tế Nhật Bản công bố ngày 10/1, nước này đã ghi nhận kỷ lục 64,39 bệnh nhân cúm trên mỗi phòng khám trong tuần cuối cùng của tháng 12/2024, là số ca được báo cáo cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thu thập vào năm 1999.

Nhật Bản ghi nhận số ca cúm cao kỷ lục
Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS

Theo tin từ Japan Times, Nhật Bản vừa phát triển một phương pháp mới để phân hủy PFAS - một nhóm hợp chất hữu cơ chứa fluor nhân tạo thường được gọi là “hóa chất vĩnh cửu”, thường được sử dụng trong rất nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và gây ra những lo ngại về môi trường cũng như sức khỏe con người.

Nhật Bản phát triển phương pháp mới có thể phân hủy “hóa chất vĩnh cửu” PFAS
Return to top