Thế giới

ASEAN trước xu hướng đổi mới ngành nông sản thực phẩm

ClockChủ Nhật, 19/12/2021 05:51
TTH - Khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, việc đóng cửa biên giới đã làm gia tăng nỗi sợ hãi về sự thiếu hụt thực phẩm, dẫn tới sự hoảng loạn của nhiều người khi mua sắm tại các siêu thị ở các nước trên thế giới. Sự gián đoạn đối với các chuỗi cung ứng thực phẩm cũng gây ra lo lắng về giá thực phẩm leo thang do lạm phát... Những điều này càng cho thấy tầm quan trọng của an ninh lương thực đối với các quốc gia trên toàn cầu.

ASEAN đứng trước sự thiếu hụt lớn các kỹ năng an ninh mạngNgày tôn vinh ASEAN tại triển lãm World Expo 2020 Dubai

Tổng mức tiêu thụ nông sản thực phẩm của ASEAN dự kiến lên tới 4.000 tỷ USD vào năm 2030. Ảnh minh họa: Getty Image

Với ASEAN, an ninh lương thực là vấn đề đặc biệt quan trọng khi dân số khu vực ngày càng tăng dự kiến ​​sẽ thúc đẩy nhu cầu về thực phẩm.

Theo dự báo của Tổ chức Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế Toàn cầu UOB dựa trên dữ liệu từ LHQ, dân số ASEAN ước tính đạt 767 triệu người vào năm 2040. Với sự gia tăng dân số này, tổng mức tiêu thụ của khu vực được dự kiến ​​sẽ tăng gấp 2,2 lần lên 4.000 tỷ USD vào năm 2030.

Đáng chú ý, báo cáo của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2020 cho rằng, người tiêu dùng ASEAN sẽ tiếp tục chi tiêu nhiều hơn vào thực phẩm và đồ uống so với bất kỳ danh mục sản phẩm nào khác. Mặc dù tăng sản lượng nông nghiệp là một cách để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, điều này sẽ gây căng thẳng cho các hệ thống thực phẩm truyền thống. Do đó, để duy trì tính khả thi về lâu dài, các doanh nghiệp trong ngành nông sản thực phẩm cần tìm kiếm các giải pháp bền vững hơn.

Xu hướng đổi mới

Nông sản thực phẩm (Agri-Food) là một lĩnh vực chủ chốt trong ASEAN, cung cấp việc làm và hỗ trợ nền kinh tế các quốc gia thành viên. Theo Oxford Economics, trong năm 2019, ngành này đã đóng góp 717 tỷ USD cho các nền kinh tế trong khu vực và hỗ trợ 127 triệu việc làm tại Indonesia, Thái Lan, Philippines và Việt Nam. Và để tăng năng suất cho ngành nông sản, các quốc gia đang chuyển sang áp dụng công nghệ như một giải pháp.

Điển hình như ở Indonesia, chính phủ đã dành 104 nghìn tỷ rupiah để tăng cường cơ sở hạ tầng và công nghệ cho ngành thực phẩm của đất nước. Bộ Nông nghiệp Indonesia cũng hợp tác với Microsoft để giúp nông dân nhỏ sử dụng công nghệ như học máy và phân tích tiên tiến để tăng năng suất. Trong khi đó, Chính phủ Singapore đã thành lập Quỹ chuyển đổi cụm nông sản trị giá 60 triệu đôla Singapore vào tháng 3/2021, nhằm hỗ trợ việc áp dụng công nghệ trong lĩnh vực nông sản thực phẩm.

Theo Business Times, đổi mới trong ngành nông sản thực phẩm sẽ giúp nguồn cung cấp lương thực trong ASEAN an toàn hơn, từ đó sẽ thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực.

Áp dụng công nghệ để nuôi trồng thủy sản bền vững

Khi tầng lớp trung lưu với thu nhập cao hơn của ASEAN tiếp tục gia tăng, nhu cầu tiêu thụ protein cao cấp của khu vực, như cá, thủy sản… dự kiến ​​sẽ tăng lên. Do đó, nuôi trồng thủy sản là một cách để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, khi sản lượng đánh bắt tự nhiên đã giảm mạnh trong nhưng năm qua.

Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) cho biết, sản lượng nuôi trồng thủy sản dự kiến ​​sẽ tăng lên 109 triệu tấn vào năm 2030, tăng 32% so với năm 2018.

Theo World Fish, một tổ chức nghiên cứu và đổi mới phi lợi nhuận, khu vực ASEAN đã cung cấp khoảng 19% nguồn cung cá trên thế giới trong năm 2015. Ước tính, thị phần của ASEAN sẽ tăng lên gần 25% tổng sản lượng cá toàn cầu vào năm 2030.

Ở châu Á, hầu hết các trang trại nuôi trồng thủy sản đều tuân theo các thực hành canh tác rất truyền thống và tỷ lệ sống của các loài nuôi trồng này chỉ đạt khoảng 20%. Do đó, tăng tỷ lệ sống sẽ là mục tiêu thiết yếu khi giúp làm tăng doanh thu và lợi nhuận của các trang trại này.

Để giải quyết vấn đề đó, một số nhà lai tạo nuôi trồng thủy sản trong khu vực đang sử dụng các hệ thống tái tuần hoàn hoặc các giải pháp môi trường có kiểm soát để theo dõi sự tăng trưởng và sức khỏe của tôm cá. Một số nhà lai tạo khác cũng sử dụng công nghệ và phương pháp nuôi trồng bền vững để cải thiện việc thu hoạch, nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Các lựa chọn thay thế thịt dựa trên thực vật

Từng chỉ nhắm vào một phân khúc nhỏ trong thị trường, nhưng giờ đây các lựa chọn thay thế thịt dựa trên thực vật hiện đang nhanh chóng trở thành xu hướng chủ đạo, và thị trường này dự kiến ​​sẽ đạt 290 tỷ USD vào năm 2035. Protein thay thế không chỉ đại diện cho một nguồn thực phẩm khác, mà thịt làm từ thực vật còn có tác động tích cực đến môi trường, đồng thời hỗ trợ một số Mục tiêu Phát triển Bền vững của LHQ, chẳng hạn như tiêu dùng và sản xuất bền vững, cũng như xóa sổ nạn đói.

Một ví dụ về một công ty khởi nghiệp dựa trên thực vật đầy hứa hẹn ở ASEAN là Green Rebel. Có trụ sở tại Indonesia, công ty này nhằm mục đích giúp người tiêu dùng áp dụng một chế độ ăn uống bền vững hơn thông qua các loại thịt có nguồn gốc thực vật, làm từ đậu xanh, nấm và đậu nành. Công ty này cũng hợp tác với các chuỗi cửa hàng Starbucks Indonesia và Pepper Lunch để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn.

Thực tế, việc chuyển đổi sang tích hợp công nghệ trong hoạt động nông sản thực phẩm không phải là không có thách thức. Nó có thể tốn nhiều vốn và đôi khi cũng đòi hỏi sự hợp tác với các đối tác phù hợp. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là hướng đi đúng đắn, hướng tới việc xây dựng một tương lai bền vững và linh hoạt hơn cho tất cả mọi người.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp & lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Những xu hướng mới trong ngành xe nâng mà bạn cần biết

Công ty Cổ phần Xe nâng Thiên Sơn thành lập vào năm 2017 là đại diện chính thức, duy nhất của thương hiệu xe nâng Hangcha tại Việt Nam. Với tầm nhìn trở thành nhà phân phối xe nâng hàng đầu tại thị trường trong nước, Thiên Sơn cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao giúp doanh nghiệp nhanh chóng cập nhật xu hướng mới để duy trì tính cạnh tranh.

Những xu hướng mới trong ngành xe nâng mà bạn cần biết
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
Return to top