Thế giới

ASEAN - Australia tiến gần hơn đến an ninh khí hậu và kinh tế

ClockThứ Ba, 05/03/2024 11:03
TTH.VN - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia đang kỷ niệm 50 năm quan hệ hợp tác bằng một hội nghị cấp cao đặc biệt, dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực chung sâu sắc hơn nhằm giảm lượng khí thải carbon trong khu vực.

Australia sẽ thành lập cơ quan tư vấn giải quyết rủi ro của AIThủ tướng Australia công bố loạt hỗ trợ cho Việt Nam, mong nâng tầm quan hệViệt Nam trong top 10 điểm đến ưa thích nhất của du khách Australia

Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia được tổ chức tại Melbourne, Australia từ ngày 4 - 6/3. Ảnh minh họa: nhandan.vn 

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo dự kiến được tổ chức vào ngày 6/3, các quan chức cấp cao và đại diện các doanh nghiệp đã nhóm họp trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia đang diễn ra từ ngày 4 - 6/3 tại Melbourne, Australia.

Đây là lần đầu tiên Australia và ASEAN tổ chức hội nghị cấp cao đặc biệt kể từ năm 2018. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh chính phủ của Thủ tướng Australia Anthony Albanese đang thúc đẩy hợp tác với khu vực Đông Nam Á theo chính sách "ASEAN đóng vai trò trung tâm".

Đối với ASEAN, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của Australia là điểm thu hút chính. Thái Lan và Indonesia đều đang định vị ngành công nghiệp xe điện là trụ cột trong chiến lược tăng trưởng kinh tế, nhưng kim loại cần thiết để sản xuất pin xe điện lại tập trung ở một số ít quốc gia ở châu Á và Nam Mỹ.

Bên cạnh đó, một số thành viên ASEAN cũng đang thảo luận về việc áp dụng năng lượng hạt nhân. Australia là nước sản xuất uranium lớn thứ tư thế giới, mang lại nguồn cung tiềm năng cho những nước thành viên ASEAN này.

“Khi sự thúc đẩy quá trình khử carbon khiến việc sử dụng than trở nên khó khăn, câu hỏi đặt ra ở Đông Nam Á là liệu khu vực này có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng chỉ bằng năng lượng tái tạo hay không”, ông Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho biết.

Cũng theo nhà kinh tế này, tại khu vực Đông Nam Á, năng lượng hạt nhân ngày càng được coi là một giải pháp đầy hứa hẹn giúp cân bằng nhu cầu giảm lượng carbon với tăng trưởng kinh tế.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu, dân số già hóa - những thách thức của các siêu đô thị châu Á

Trong báo cáo mới được công bố, Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) cho biết, các siêu đô thị đang phát triển mạnh mẽ của châu Á - những “động lực chính” thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - đang phải đối mặt với tương lai bất định khi nhiệt độ tăng cao, dân số già hóa và sự phát triển đô thị không theo quy hoạch đang thử thách khả năng phục hồi.

Biến đổi khí hậu, dân số già hóa - những thách thức của các siêu đô thị châu Á
Mỹ miễn thuế đối ứng với hàng điện tử sẽ tái định hình bối cảnh sản xuất của ASEAN

Theo thông tin mới cập nhật trên trang Thailand Business News, việc Mỹ miễn trừ thuế đối ứng đối với hàng điện tử, bao gồm các sản phẩm như điện thoại thông minh, máy tính, chất bán dẫn và các sản phẩm linh kiện chính, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến bối cảnh sản xuất của khu vực Đông Nam Á.

Mỹ miễn thuế đối ứng với hàng điện tử sẽ tái định hình bối cảnh sản xuất của ASEAN
Sẽ là mối quan hệ cùng có lợi nếu Bangladesh gia nhập ASEAN

Từng bị coi là “trường hợp về một nền kinh tế khó khăn”, Bangladesh đã nổi lên như một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á và được ca ngợi là con hổ tiếp theo của khu vực. Với mức tăng trưởng về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chạm mốc hơn 6% trong thập kỷ qua, Bangladesh đang dần khẳng định mình là một thế lực kinh tế có tiềm năng phát triển trên trường quốc tế.

Sẽ là mối quan hệ cùng có lợi nếu Bangladesh gia nhập ASEAN
Return to top