Thế giới

APEC là trung tâm của nền kinh tế toàn cầu, triển khai hành động là vô cùng quan trọng

ClockChủ Nhật, 19/11/2023 06:44
TTH - Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2023, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen chia sẻ: “Khi chúng ta làm việc tập thể và riêng lẻ để nâng cao tầm nhìn của mình, các chính sách tài chính là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà chúng ta có”.

Các bộ trưởng APEC cam kết mang lại lợi ích hữu hình cho người dânTăng cường kết nối nền kinh tế thế giới với APEC là trung tâmDự báo các nền kinh tế thành viên APEC sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm sau

Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 đang diễn ra ở San Francisco (Mỹ).  Ảnh minh họa: Báo Công Thương 

 Trung tâm của nền kinh tế toàn cầu

Trọng tâm của cuộc họp này là đánh giá triển vọng kinh tế và tài chính toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng trong thời điểm hiện tại, đồng thời cũng tập trung vào những nỗ lực tăng cường khả năng phục hồi tài chính và thúc đẩy cải cách tài chính để xây dựng nền kinh tế trong tương lai dài hạn.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định: “Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là trung tâm của các nền kinh tế toàn cầu. Các thành viên APEC đại diện cho một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất và năng động nhất trên thế giới, có khả năng thúc đẩy cả tăng trưởng và đổi mới. Vì vậy, những hành động mà chính phủ các nước đã, đang và sẽ thực hiện có ý nghĩa không chỉ đối với nền kinh tế và con người, mà còn có ý nghĩa to lớn đối với việc giải quyết những thách thức toàn cầu mà thế giới phải đối mặt”.

Trong bài phát biểu với những người đồng cấp, Bộ trưởng Janet Yellen đã khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy nền kinh tế trọng cung vào thời điểm hiện tại hoặc thúc đẩy các chính sách mở rộng năng lực sản xuất của các nền kinh tế, đồng thời cải thiện khả năng phục hồi và giải quyết tình trạng bất bình đẳng.

Những giải pháp được đưa ra bao gồm các chính sách nhằm tăng cường chất lượng và số lượng cung ứng lao động; tăng cường cơ sở hạ tầng công cộng và đầu tư vào nghiên cứu, phát triển bền vững môi trường.

Tài chính bền vững là lĩnh vực trọng tâm

Bên cạnh đó, tài chính bền vững là một lĩnh vực trọng tâm khác trong các cuộc thảo luận của các bộ trưởng.

Cụ thể, Bộ trưởng Janet Yellen nhấn mạnh, phát triển kinh tế và hành động vì môi trường cần phải song hành nếu, thế giới muốn thành công trong công cuộc chống lại sự nóng lên toàn cầu.

Bà tuyên bố với các bộ trưởng tài chính tham gia cuộc họp trong khuôn khổ Diễn đàn APEC 2023 rằng, việc chuyển đổi năng lượng bền vững là hoàn toàn cần thiết để ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ thảm khốc và đây phải là một phần trong nỗ lực đảm bảo việc làm và tăng trưởng.

“Chúng ta cần cải thiện hơn nữa triển vọng kinh tế dài hạn của mình bằng cách thúc đẩy nguồn cung lao động, đổi mới và đầu tư cơ sở hạ tầng theo những cách bền vững và giảm bất bình đẳng”, nữ lãnh đạo chia sẻ.

Theo đó, các quốc gia cần phải đặt mình vào con đường tăng trưởng bền vững, một con đường mà mọi chính phủ, cộng đồng và cá nhân bảo vệ hành tinh của mình, đồng thời cung cấp cho nền kinh tế năng lượng sạch cần thiết để phát triển.

Sau nhiều năm tập trung vào phục hồi sau dịch, năm 2023 được xem là “năm bản lề” đối với APEC, thời điểm mà chính phủ các nước có thể tái tập trung vào việc “thúc đẩy cải cách tài chính để xây dựng nền kinh tế về lâu dài”.

Dù vậy, sự phát triển kinh tế vẫn không thể tách rời khỏi nhu cầu trước mắt là tách nhân loại khỏi các nguồn năng lượng làm hành tinh nóng lên, đồng thời lưu ý rằng các nước kém giàu hơn cần được giúp đỡ để thực hiện các bước nhảy vọt.

Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng

Hiệp định JETP (một cơ chế hợp tác tài chính được thiết lập nhằm giúp một số nền kinh tế mới nổi phụ thuộc nhiều vào nhiệt điện than có thể thực hiện quá trình chuyển sang sử dụng năng lượng sạch một cách công bằng) đã xác định điều kiện để các nước giàu cam kết hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi năng lượng của các nước đang phát triển.

Đơn cử, JETP dành cho Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đã được công bố vào năm ngoái. Trong đó, hiệp định cung cấp nguồn tài trợ công và tư lên đến 20 tỷ USD để đổi lấy việc hạn chế phát thải từ ngành điện vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Theo bà Janet Yellen, không phải tất cả các hệ thống tài chính đều như nhau. Do đó thị trường tín dụng Carbon cần được kiểm tra để tìm cách cải thiện tính toàn vẹn của chúng.

Có thể nói rằng đây là cơ hội quan trọng để ghi nhận những thành tựu đã đạt được và tái khẳng định cam kết nhằm tiến bộ hơn nữa. Những nỗ lực của các nước là cần thiết cho sức mạnh của nền kinh tế, sự thịnh vượng của người dân và tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Hạnh Nhi

(Tổng hợp và lược dịch từ APEC & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công

Ngày 31/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm) tổ chức nghiệm thu 2 đề án khuyến công từ nguồn vốn sự nghiệp cho hoạt động khuyến công tỉnh năm 2024 tại địa bàn huyện Quảng Điền.

Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công
Thông tin doanh nghiệp:
LPBank triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện dành riêng cho cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang

Trong bối cảnh thị trường tài chính cạnh tranh sôi động, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) khẳng định vị thế là "ngân hàng bán lẻ hàng đầu, ngân hàng của mọi người" thông qua việc tiên phong triển khai các gói giải pháp tài chính toàn diện, thiết kế dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc nhu cầu tài chính của từng nhóm khách hàng. Đặc biệt, từ tháng 11/2024, LPBank đã triển khai gói tài chính với những ưu đãi vượt trội, được "may đo" riêng cho cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang.

LPBank triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện dành riêng cho cán bộ, nhân viên hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang
Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất

Ngày 28/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Thanh tra. Dự và chỉ đạo hội nghị có Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình. Tại điểm cầu Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Quý Phương; cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Phát hiện vi phạm về kinh tế gần 158 nghìn tỷ đồng và 245 ha đất
Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống

Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Sớm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống
Return to top