Thế giới

Ấn Độ thay thế chương trình lương thực miễn phí bằng một chương trình mới tiết kiệm hơn

ClockThứ Bảy, 24/12/2022 11:40
TTH.VN - Ấn Độ tuyên bố đến ngày 31/12 sẽ chính thức kết thúc chương trình phân phát lương thực miễn phí trong giai đoạn đại dịch COVID-19 và thay thế bằng một chương trình rẻ hơn, qua đó hỗ trợ tiết kiệm cho chính phủ gần 20 tỷ USD trong 12 tháng tới.

ADB hỗ trợ Việt Nam tái tạo năng lượng từ rác thảiXây dựng chế độ ăn uống bền vững để cứu thế giớiChế độ ăn nghèo dinh dưỡng đe dọa sức khỏe nghiêm trọngCảnh báo: Thời tiết cực đoan làm tăng mức độ độc tố trong thực phẩmThực phẩm cứu trợ cho Nepal bị phát hiện kém chất lượng

Ấn Độ đã triển khai chương trình hỗ trợ thực phẩm miễn phí cho người dân trong hơn 2 năm qua. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Tin tức

Cụ thể, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goyal cho biết, chính phủ nước này sẽ dừng chương trình thực phẩm miễn phí sau 28 tháng, bởi tình hình kinh tế trong nước đã và đang được cải thiện kể từ khi số ca nhiễm COVID-19 được kiểm soát và nới lỏng các hạn chế chống dịch.

Đại dịch COVID-19 và tác động của đại dịch đối với nền kinh tế, đặc biệt là giá lương thực cao, đã siết chặt cuộc sống của hàng trăm triệu người nghèo ở Ấn Độ trong vài năm qua.

Trong chương trình thực phẩm miễn phí, mỗi gia đình nghèo được cấp 5kg ngũ cốc/tháng, cùng lúc hỗ trợ giá cho nhiều loại ngũ cốc khác. Chương trình được triển khai vào tháng 4/2020 và đã tiêu tốn của chính phủ gần 47 tỷ USD.

Bên cạnh đó, chính quyền Ấn Độ cũng đã chi 24,16 tỷ USD theo Đạo luật An ninh Lương thực Quốc gia để cung cấp lương thực được trợ giá cho gần 75% dân số nông thôn và 50% người dân thành thị.

Bộ trưởng Piyush Goyal cho biết, trong 12 tháng tới, chính phủ sẽ triển khai chương trình trợ giá ngũ cốc. Điều này có nghĩa chính phủ Ấn Độ sẽ cung cấp 35kg ngũ cốc/tháng cho các gia đình với giá 0,0121 USD đến 0,0362 USD. Hàng triệu hộ gia đình nghèo được hưởng lợi, trong khi một số nhóm ưu tiên được 5kg lương thực/người với cùng mức giá.

Theo nhận định của các quan chức, chính phủ sẽ tiết kiệm ít nhất 20 tỷ USD trong 12 tháng tới bằng cách chấm dứt chương trình thực phẩm miễn phí trong thời kỳ đại dịch, bởi nước này sẽ chỉ chi cho một chương trình trợ cấp lương thực, thay vì nhiều chương trình.

Động thái được triển khai trong bối cảnh chính phủ Ấn Độ đang phải vật lộn để quản lý kho dự trữ lúa mì do lúa mì được phân phối bổ sung nhiều và giá tại thị trường địa phương tăng cao kỷ lục.

“Việc ngừng kế hoạch có nghĩa là chính phủ Ấn Độ hiện có thể bán 2 - 3 triệu tấn lương thực trên thị trường mở để làm dịu giá”, một đại lý có trụ sở tại New Delhi cho biết.

Đan Lê (Lược dịch từ The Peninsula)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân

Qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh (ĐTVM)” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh (nay là thành phố Huế) phát động, sự đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao, nhất là củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền.

Lấy sức dân chăm lo cuộc sống người dân
Một người dân tự nguyện giao nộp vũ khí

Ngày 27/12, một người dân (ông V.) ở xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) đã tự nguyện giao nộp vũ khí cho lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Chân Mây.

Một người dân tự nguyện giao nộp vũ khí
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Return to top