Thế giới

Ấn Độ cam kết sử dụng năng lực sản xuất vaccine giúp nhân loại chống lại đại dịch

ClockChủ Nhật, 27/09/2020 15:10
TTH.VN - Vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cam kết tại Liên Hiệp Quốc rằng sẽ sử dụng năng lực sản xuất vaccine của đất nước để giúp toàn cầu chống lại đại dịch COVID-19.

Thủ tướng Nhật Bản khẳng định quyết tâm đăng cai Olympic Tokyo vào năm 2021Australia tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19Bước ngoặt của cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19 đang đến gầnWHO kêu gọi các nước không chủ quan trước sự phát triển của vaccine Covid-19“Nhiệm vụ thế kỷ” - vận chuyển vắc-xin COVID-19 cần huy động tới 8.000 máy bay

Các nước đang tìm kiếm một loại vaccine COVID-19 hiệu quả để chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Baochinhphu.vn

“Với tư cách là nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, tôi muốn cung cấp thêm một sự đảm bảo cho cộng đồng toàn cầu ngày nay. Ấn Độ sẽ giúp tất cả các quốc gia trong việc nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng lạnh và bảo quản để vận chuyển và cung cấp vaccine ”, Thủ tướng Modi tuyên bố.

Hiện Ấn Độ đang thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 - các thử nghiệm quy mô lớn được coi là tiêu chuẩn vàng để xác định tính an toàn và hiệu quả, giúp các nước nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng lạnh và bảo quản để cung cấp vaccine của mình.

Trước đó vào tháng 8, đại diện chính phủ Ấn Độ, Thủ tướng Modi cho biết nước này đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt vaccine COVID-19 khi các nhà khoa học tiến hành thử nghiệm.

Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã thúc đẩy phát triển “một loại vaccine của con người” có sẵn và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người ở tất cả các nước. Cùng lúc, ông cũng bày tỏ lo ngại rằng một số quốc gia “được cho là đã tiến hành những thỏa thuận phụ khác để dành riêng do dân nước mình”.

Cũng tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định: “Nước nào tìm ra vaccine thì phải chia sẻ”.

Trong một diễn biến khác, tính đến 13h06 ngày 27/9 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 33 triệu ca nhiễm COVID-19, số ca tử vong gần chạm mốc 1 triệu trường hợp và đã có hơn 24 triệu người đã bình phục. Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm cao nhất với hơn 7,2 triệu ca. Theo sau là Ấn Độ và Brazil với lần lượt hơn 5,9 triệu ca và hơn 4,7 triệu ca.

Tại Anh, Nữ hoàng Elizabeth cho biết sẽ công nhận và vinh danh công việc của đội ngũ hàng trăm y, bác sĩ, mạnh thường quân và tình nguyện viên hoạt động ở tuyến đầu trong đại dịch COVID-19. Danh sách vinh danh sẽ được công bố vào tháng tới.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc

Chiều 21/12, ThS.BS Lê Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) Phú Lộc thông tin, ca bệnh được các chuyên gia Bệnh viện Trường ĐH Y - Dược (BVTĐHYD), ĐH Huế, cắt Amydale gây mê hiện sức khỏe ổn định, tiên lượng sẽ xuất viện vào ngày 24/12 tới.

Chuyển giao các kỹ thuật mới cho Trung tâm y tế Phú Lộc
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Return to top