Thế giới

Amro duy trì dự báo tăng trưởng năm 2024 cho khối ASEAN+3

ClockThứ Bảy, 20/01/2024 10:36
TTH.VN - Nhờ nhu cầu nội địa vững chắc, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (Amro) kỳ vọng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ tăng 4,5% trong năm nay.

Phục hồi kinh tế và du lịch của Trung Quốc là chìa khóa đối với ASEANAMRO hạ dự báo lạm phát năm 2023 cho ASEAN+3AMRO nâng dự báo triển vọng ASEAN+3, kỳ vọng tăng trưởng “mạnh mẽ”AMRO nâng ước tính tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam, điều chỉnh hạ ASEAN+3AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3%

 Amro kỳ vọng GDP của khối ASEAN+3 sẽ tăng 4,5% trong năm 2024. Ảnh minh họa: TBT/Báo Công Thương

Theo đó, tổ chức giám sát kinh tế vĩ mô mới đây đã duy trì dự báo đưa ra vào tháng 10/2023 đối với 10 quốc gia thành viên ASEAN, cũng như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cụ thể, theo Amro, nhu cầu trong nước mạnh mẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng của khu vực, được hỗ trợ bởi sự cải thiện của khu vực bên ngoài.

Các động lực tăng trưởng khác bao gồm sự phục hồi dần dần của lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc và dự đoán ngành du lịch sẽ quay lại mức trước dịch.

Động lực tăng trưởng chính của nhu cầu trong nước

Trong bản cập nhật hàng quý mới nhất của mình, Amro nhấn mạnh rằng tiêu dùng tư nhân ở khu vực ASEAN+3 vẫn ổn định, nhờ điều kiện thị trường lao động thuận lợi.

Sự phục hồi liên tục của ngành du lịch đã giúp doanh số bán lẻ và chi tiêu dịch vụ tăng mạnh. Theo Amro, khi số lượng phê duyệt đầu tư tăng lên, hoạt động đầu tư của các nền kinh tế ASEAN cũng tăng theo.

Ngược lại, do hoạt động xuất khẩu còn khiêm tốn nên chi phí vốn cho máy móc, thiết bị ở Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn còn yếu.

Cải thiện khu vực bên ngoài

Báo cáo lưu ý rằng hiệu suất xuất khẩu của khu vực ASEAN+3 hiện đang được cải thiện dần dần, bất chấp tốc độ phục hồi vẫn còn khác nhau giữa các nền kinh tế.

Sự phục hồi của ngành công nghiệp chip, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn tiên tiến đã mang lại lợi ích cho xuất khẩu của các nền kinh tế cộng 3, đặc biệt là Hàn Quốc, nhưng không mang lại nhiều lợi ích cho các nền kinh tế ASEAN.

Cùng với đó, xuất khẩu từ các quốc gia Đông Nam Á bị giảm sút do giá hàng hóa toàn cầu giảm và nhu cầu yếu đối với các sản phẩm phi công nghệ, như dệt may.

Nhà kinh tế trưởng của Amro Khor Hoe Ee nhận định: “Sự phục hồi trong chu kỳ công nghệ toàn cầu đang bắt đầu được cảm nhận rõ ràng qua hoạt động xuất khẩu của khu vực, đặc biệt là mặt hàng điện tử”. Tuy nhiên, xuất khẩu phi công nghệ đang chậm lại về mặt phục hồi. Đó là lý do tại sao các cuộc khảo sát về tâm lý sản xuất gần đây lại tương đối hỗn tạp.

Trong khi đó, du lịch tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ của khu vực ASEAN+3. Điều này được thể hiện rõ nhất khi tính đến quý 3/2023, ở hầu hết các nền kinh tế ASEAN+3, doanh thu du lịch đã vượt qua mức đạt được vào cuối năm 2019.

Các nhà kinh tế của Amro dự đoán, sự phục hồi hoàn toàn về mức trước dịch sẽ xuất hiện vào cuối năm 2024.

Sự phục hồi của Trung Quốc

Báo cáo của Amro nhấn mạnh rằng, các hoạt động kinh tế ở Trung Quốc dường như đang ổn định, với sản xuất công nghiệp phục hồi và mở rộng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 2/2022 và lĩnh vực dịch vụ cũng chứng kiến tăng trưởng trong quý 4/2023.

Tiêu dùng cá nhân ở nền kinh tế lớn nhất châu Á vẫn mạnh mẽ, với chi tiêu bán lẻ tăng lên.

Amro kỳ vọng, hỗ trợ chính sách bổ sung cho đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ thúc đẩy đà tăng trưởng trong tương lai ngắn hạn của Trung Quốc.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch vụ dọn nhà đón Tết hút khách

Càng gần tết, nhu cầu về dịch vụ vệ sinh nhà cửa càng tăng. Các công ty có dịch vụ vệ sinh nhà cửa đang tất bật tăng tốc để đáp ứng nhu cầu.

Dịch vụ dọn nhà đón Tết hút khách
Đa dạng dịch vụ, lợi ích nhân đôi

Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) ở TX. Hương Thủy đang thích ứng khá nhanh trước yêu cầu kinh tế thị trường ngày càng có nhiều biến động.

Đa dạng dịch vụ, lợi ích nhân đôi
Return to top