Thế giới

AMRO nâng dự báo triển vọng ASEAN+3, kỳ vọng tăng trưởng “mạnh mẽ”

ClockThứ Năm, 06/04/2023 17:35
TTH.VN - Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) cho biết nền kinh tế ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc kỳ vọng sẽ tăng trưởng “mạnh mẽ” trong năm nay, trong đó Trung Quốc dẫn đầu sự phục hồi, bất chấp môi trường toàn cầu đầy thách thức.

AMRO nâng ước tính tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam, điều chỉnh hạ ASEAN+3AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3%Khu vực ASEAN+3 dự báo sẽ tăng trưởng tích cực 4,7% trong năm nay

leftcenterrightdel
 Sự phục hồi của Trung Quốc được cho sẽ là động lực tăng trưởng cho ASEAN+3 trong năm nay. Ảnh: Reuters/Hanoimoi

Cơ quan giám sát kinh tế vĩ mô này đã nâng mức dự báo tăng trưởng năm 2023 cho khu vực ASEAN+3 lên 4,6%, tăng 0,3% so với dự báo trước đó là 4,3% được đưa ra hồi tháng 1. Điều này phản ánh sự phục hồi kinh tế tại các nền kinh tế “+3” là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, nơi tăng trưởng dự kiến đạt 4,5%, tăng từ mức 2,6% của năm ngoái, trong khi tăng trưởng của khu vực ASEAN dự kiến sẽ giảm xuống còn 4,9% trong năm nay, từ mức 5,6% trước đó.

Dự báo mới nhất của AMRO lạc quan hơn so với dự báo trước đó là tăng trưởng 4,2% đối với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và 4,8% đối với ASEAN.

“Quan điểm của chúng tôi là tăng trưởng trong khu vực ASEAN+3 rất mạnh mẽ, được củng cố bởi nhu cầu nội địa mạnh mẽ và dù xuất khẩu hàng hóa sẽ tiếp tục suy yếu do suy thoái ở Mỹ và châu Âu, nhưng xuất khẩu dịch vụ dự kiến sẽ tăng khi nền kinh tế mở cửa trở lại, đặc biệt là với sự phục hồi của ngành du lịch”, nhà kinh tế trưởng Khor Hoe Ee của AMRO cho biết.

Cũng theo tiến sĩ Khor, việc Trung Quốc mở cửa trở lại đã mang đến “một cú hích rất kịp thời” cho sự tăng trưởng của khu vực, hỗ trợ cho cả ngành dịch vụ và xuất khẩu hàng hóa. AMRO dự đoán tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 của Trung Quốc sẽ đạt 5,5%, cao hơn so với dự báo chính thức là “khoảng 5%”.

Tiến sĩ Khor cho biết sự lạc quan của AMRO phù hợp với sự đồng thuận của khu vực tư nhân đối với Trung Quốc - vốn đã phục hồi mạnh mẽ sau khi chính quyền dỡ bỏ chính sách zero-COVID. Dù vậy, thương mại ở Trung Quốc có thể sẽ “yếu hơn nhiều so với trước đây”, phụ thuộc vào mức độ suy yếu của các nền kinh tế ở Mỹ và khu vực đồng euro.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Khor cho rằng phần lớn nhu cầu được thúc đẩy bởi chi tiêu trong nước, thay vì xuất khẩu, nên thị trường khổng lồ 1,4 tỷ dân của Trung Quốc “sẽ là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế nước này”.

Trong khu vực ASEAN, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam có thể sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm nay, chịu sức ép bởi nhu cầu bên ngoài yếu hơn do kinh tế Mỹ và châu Âu chậm lại.

Tuy nhiên, triển vọng tiêu cực đối với xuất khẩu hàng hóa sẽ được bù đắp một phần nhờ sự phục hồi của lữ hành và du lịch, báo cáo cho biết, với sự trở lại của du khách Trung Quốc dự kiến sẽ đặc biệt có lợi cho Campuchia và Thái Lan.

Trong khi đó, lạm phát dự kiến sẽ vẫn tăng cao và dao động quanh mức 4,5% trong năm nay, nhưng sẽ ở mức vừa phải ở mức 3% trong năm tới, Tiến sĩ Khor cho biết.

Theo báo cáo của AMRO, nhìn chung, triển vọng của ASEAN+3 “bị vây bủa bởi sự không chắc chắn”, với hậu quả từ cuộc xung đột Ukraine đối với giá năng lượng toàn cầu gây ra rủi ro tức thời nhất.

“Vì hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đều là những nước nhập khẩu năng lượng ròng, nên việc giá năng lượng tăng liên tục sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt hiện nay và kéo giảm tiêu dùng tư nhân, vốn là một động lực tăng trưởng quan trọng trong nước”, báo cáo nêu rõ. Ngoài ra, một cú sốc khác đối với giá năng lượng toàn cầu sau cú sốc vào đầu năm 2022, kết hơph với suy thoái kinh tế toàn cầu, sẽ là một “đòn giáng mạnh” vào triển vọng tăng trưởng khu vực.

Trong ngắn hạn, những rủi ro có nguy cơ thấp bao gồm biến thể COVID-19 nguy hiểm hơn, tốc độ phục hồi chậm hơn dự kiến ở Trung Quốc và sự suy giảm sâu hơn ở Mỹ.

Căng thẳng địa chính trị gia tăng cũng có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng trung và dài hạn của khu vực. Đặc biệt, “sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng” giữa Mỹ và Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với tăng trưởng của khu vực trong trung hạn.

Trong khi đó, biến đổi khí hậu, thiên tai và tấn công mạng được coi là “những rủi ro thường niên”.

Báo cáo của AMRO cũng lưu ý rằng các nhà hoạch định chính sách trong khu vực phần lớn đang chấm dứt các biện pháp kích thích bất thường được đưa ra trong đại dịch COVID-19 và chuyển sang khôi phục vùng đệm chính sách.

Đồng thời, AMRO cho biết lạm phát gia tăng và bối cảnh kinh tế toàn cầu ít thuận lợi đã buộc một số nền kinh tế phải thắt chặt chính sách tiền tệ, song song với việc duy trì hỗ trợ tài chính có mục tiêu để bảo vệ tăng trưởng.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp
Return to top