Thế giới

5 điểm quan trọng trong tiến trình phục hồi sau dịch ở khu vực Á - Âu

ClockThứ Sáu, 26/11/2021 14:44
TTH.VN - Trong bối cảnh thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nêu rõ 5 điểm quan trọng để phục hồi kinh tế - xã hội trong thời kỳ hậu COVID-19.

Dịch cúm gia cầm lan rộng ở châu Âu và châu ÁXây dựng tương lai Việt Nam - EUUNWTO: 1/3 điểm đến du lịch vẫn hoàn toàn đóng cửa với du khách quốc tếMột vài quan điểm của liên minh châu Âu về RCEPNgoại trưởng Mỹ thăm 4 nước châu Á vào cuối tháng 10

Thủ tướng Hun Sen trong một sự kiện. Ảnh minh họa: Premium Times/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp và Kinh tế Á – Âu lần thứ nhất (AEEBF1) với chủ đề: “Chuyển sang trạng thái bình thường mới: Tận dụng chuỗi giá trị toàn cầu, Chủ nghĩa đa phương và Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư”, được tổ chức theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Hun Sen cho biết, thế giới đang gặp phải thách thức với sự suy giảm của chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi sản xuất toàn cầu, sự xuất hiện của một hệ thống đa cực và căng thẳng địa chính trị, suy giảm năng suất toàn cầu, gia tăng bất bình đẳng xã hội, cũng như tác động lớn của biến đổi khí hậu...

Trong bối cảnh này, nhân cơ hội diễn ra Diễn đàn Doanh nghiệp và Kinh tế Á – Âu lần thứ nhất này, vị thủ tướng đã chia sẻ quan điểm về những vấn đề mà châu Âu và châu Á cần quan tâm.

Cụ thể, trong khuôn khổ đa phương, đã xuất hiện tình trạng một số quốc gia có quan điểm khác nhau trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại, cũng như phát triển kinh tế - xã hội khu vực và toàn cầu. Theo nghĩa này, các nước cần tăng cường đoàn kết và coi trọng lợi ích của người dân bằng cách tuân thủ cơ chế đa phương để giải quyết những vấn đề trong mọi lĩnh vực, đồng thời tăng tốc kết nối kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự về phát triển bền vững và toàn diện.

Đồng thời, Thủ tướng Hun Sen cũng cho biết thêm rằng thương mại quốc tế là đầu tàu quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.

“Với xu hướng thay đổi mới trong thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, tôi cho rằng cả hai khu vực cần quan tâm hơn đến việc hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương, đặc biệt là tăng cường hơn nữa tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại, thông qua việc dỡ bỏ các rào cản về thương mại và đầu tư, hướng đến mục tiêu nắm bắt những tiềm năng của hợp tác thương mại Á-Âu”, Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhấn mạnh.

Với cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, ông cho biết, việc thích ứng với cuộc sống bình thường mới sẽ thúc đẩy hơn nữa việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số cho cuộc sống, phát triển công nghiệp và công nghiệp hóa kinh tế.

Do vậy, tất cả các nước phải cùng nhau tận dụng tối đa cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là đối với các nước có trình độ phát triển kinh tế hạn chế thông qua việc ưu tiên phát triển chính phủ số và nền kinh tế số để tạo ra một trụ cột tăng trưởng mới có khả năng phục hồi.

Ngoài ra, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là một ưu tiên quan trọng khác. Vì vậy, đòi hỏi phải tăng cường hợp tác giữa khu vực công và tư, theo cả hợp tác song phương và đa phương nhằm thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao tri thức và công nghệ phù hợp với trạng thái bình thường mới thông qua việc tập trung nắm bắt tiềm năng của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, cũng như thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số và phát triển thương mại điện tử thông qua hỗ trợ cả về chính sách và tài chính.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển xanh cũng là nền tảng hỗ trợ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng cường khả năng ứng phó với khí hậu.

Về lĩnh vực này, các bên cần phải tăng cường và mở rộng hợp tác khu vực và toàn cầu để thúc đẩy phát triển xanh, đặc biệt là khuyến khích khu vực tư nhân tăng cường đầu tư xanh, nâng cao hiệu quả đầu tư trong tất cả các lĩnh vực liên quan và thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh, cũng như áp dụng công nghệ xanh.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Return to top