Thế giới

20 năm sau vụ khủng bố 11/9: Phố Wall hồi sinh theo một cách khác

ClockThứ Sáu, 10/09/2021 17:00
TTH.VN - Mỗi sáng sớm, khi ông Bill Rudin – một chủ sở hữu bất động sản người Mỹ, đến khu tài chính ở trung tâm thương mại Manhattan, New York, ông thường thấy một nhóm người sống gần đó dắt chó đi dạo trước Sàn giao dịch chứng khoán New York.

Vụ tấn công 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố 16 năm của MỹMỹ mở lại nhà ga bị chôn vùi trong vụ 11/9

Người dân đi dạo trước Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Giờ đây, đó không phải là điều gì bất thường, nhưng 20 năm trước, điều đó chưa từng xảy ra. Hầu như không có ai sống ở trung tâm thành phố New York. Khu Tài chính ở đây chủ yếu là không gian văn phòng. Gần 60% không gian được sử dụng bởi các ngân hàng đầu tư, các công ty bất động sản và bảo hiểm. Phần lớn không gian còn lại là các dịch vụ chuyên nghiệp hoặc văn phòng chính phủ.

Ngày nay, 64.000 người đang sinh sống ở trung tâm thành phố.

Đối với ông Rudin, sự hồi sinh sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 11/9/2001 giống như một phép màu!

“Có một sự thay đổi hoàn toàn trong cảm giác và năng lượng ở trung tâm thành phố… Bạn thấy những đứa trẻ đi học, người dân đi dạo trong công viên, đó là một di sản tích cực đáng kinh ngạc cho trung tâm thành phố và cho thấy khả năng phục hồi của Thành phố New York, cũng như cách chúng tôi trở lại sau một chấn thương lớn”, ông Rudin nói với kênh CBNC.

Ông cho biết đã có nhiều thay đổi trong 2 thập kỷ qua: Chính phủ liên bang vào cuộc để giúp tái phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm thành phố, với một trung tâm tàu ​​điện ngầm khổng lồ; các tuyến phà hiện kết nối với Brooklyn, Đảo Staten, Hoboken và hành phố Jersey; tư nhân tham gia tái phát triển Trung tâm Thương mại Thế giới; sự hồi sinh của Hải cảng South Street.

Quan trọng nhất, đó là sự thay đổi của các ngành công nghiệp ở trung tâm thành phố. Nhiều công ty cũ của Phố Wall giờ đã biến mất ở khu trung tâm, thay vào đó là các công ty truyền thông và công nghệ như Uber, Spotify, Conde Nast, Vox Media và ESPN.

Tuy nhiên, ngay cả khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở trung tâm cùng nghĩ về ngày 11/9 và sự tái sinh của cộng đồng này, một nỗi sợ hãi hiển hiện bao trùm tất cả: đó là những lo ngại về sự thay đổi trong việc đi lại và mua hàng mà đại dịch COVID-19 và biến thể Delta có thể gây ra.

Thăng trầm của nhiều doanh nghiệp

Bà Jennifer Gandia, người đã kế tục việc điều hành Công ty kim hoàn Greenwich St. ở Trung tâm Thương mại Thế giới trong nhiều năm cho biết trước ngày 11/9, nơi đây có một khu thương mại sôi động, nhịp độ nhanh và một hệ sinh thái kinh doanh nhỏ, gồm các tiệm giặt là, quán bar, nhà hàng… Nhưng sau vụ khủng bố ngày 11/9, nhiều doanh nghiệp đã “bốc hơi”. Những năm sau đó, công ty của bà cũng như nhiều doanh nghiệp khác đã trải qua nhiều thăng trầm, với những thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Công ty kim hoàn Greenwich St. đã chuyển hướng sang kinh doanh đồ trang sức cao cấp và đồ cưới, và công việc kinh doanh ngày càng khởi sắc.

Nhưng rồi, đại dịch COVID-19 xuất hiện. Nhiều cửa hàng nơi đây buộc phải đóng cửa theo các biện pháp hạn chế để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Nhiều chủ sở hữu đã chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến và tận dụng các phương tiện truyền thông xã hội để tồn tại, trong đó có công ty của bà Gandia. Kết quả đã mang lại nhiều bất ngờ cho bà Gandia khi trong năm 2020, doanh số bán hàng tại cửa hàng giảm 43%, nhưng doanh số bán hàng qua website lại tăng 203%. Đây được xem là cứu cánh cho các doanh nghiệp để có thể sống sót. 

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra với Michael Keane, chủ nhà hàng O’Hara ở khu Trung tâm Thương mại Thế giới. Giống như Greenwich Jewelers, những năm đầu tiên sau vụ 11/9 là quãng thời gian khó khăn, sau đó tình hình dần được cải thiện. Tuy nhiên, nhà hàng cũng phải đối mặt với sự sụt giảm sau cuộc khủng hoảng tài chính, và rồi lại được tái sinh.

“Sau khi Đài tưởng niệm 11/9 mở cửa trời lại vào dịp kỷ niệm 10 năm, công việc kinh doanh rất tốt. Đó là một chặng đường tuyệt vời. Nhưng sau đó, COVID-19 lại tấn công chúng tôi” anh ấy nói với CNBC.

Cựu Tổng thống Barack Obama đến viếng ở đài tưởng niệm các nạn nhân vụ 11/9. Ảnh: Vietsun

Nỗ lực để sống sót

Những thăng trầm - từ thảm kịch ngày 11/9, cuộc khủng hoảng tài chính cho đến cơn bão Sandy, rồi đại dịch COVID - đã khiến cộng đồng trung tâm thành phố New York tự hào về khả năng sống sót, nhưng cũng kiệt quệ.

Cũng như nhiều người khác, Michael Keane muốn tin rằng thành phố này sẽ phục hồi trở lại, giống như những thảm họa khác trong suốt 20 năm qua. Nhưng anh ấy cũng nhận thức rất rõ về những thách thức mà công việc kinh doanh của mình phải đối mặt: “Với sự kiện 11/9, bạn biết rằng cuối cùng mọi thứ sẽ xoay chuyển. Nhưng với COVID, bạn không biết điều gì sẽ xảy ra. Vì vậy, đó thực sự là một ẩn số”.

Đánh lùi chủ nghĩa bi quan vì COVID-19

Ông Bill Rudin đã có một thời gian dài chứng kiến ​​nhiều thăng trầm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Ông nói rằng sự bi quan trước những tác động mà COVID-19 tạo ra cũng đã từng tồn tại trong những ngày đen tối sau sự kiện 11/9.

“Sau ngày 11/9, nhiều người rất sợ quay lại trung tâm thành phố. Mọi người nói rằng sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Nhưng giờ hãy nhìn nó đi. Sẽ mất thời gian, nhưng chúng tôi đã thấy nhiều giao dịch đang được thực hiện. Các nhà hàng đầy khách. Biến chủng Delta đã làm chậm tốc độ phục hồi, nhưng chúng tôi đã thấy hoạt động cho thuê gia tăng”. 

Jessica Lappin, chủ tịch của Downtown Alliance, cũng khuyên khích nên nhìn về tương lai.

“Khi đề cập đến trung tâm thành phố New York, chúng ta không nói về 20 năm lịch sử mà chúng ta đang nói về 400 năm lịch sử,” cô ấy nói, nhấn mạnh rằng đã có rất nhiều thảm họa xảy ra ở khu vực này trong nhiều thế kỷ qua.

“Một điều mà chúng ta có thể rút ra được từ vụ 11/9 là quá trình khôi phục cần có thời gian. Với COVID, chúng ta đang tạm dừng lại... Chúng ta sẽ không thể phục hồi trong một sớm một chiều, nhưng chúng ta chắc chắn sẽ trở lại”, Jessica Lappin khẳng định.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hồi sinh nghi lễ cung đình

Tại Hoàng cung - Đại Nội Huế, nhiều nghi lễ cung đình xưa được tái hiện sống động, mang đến trải nghiệm độc đáo, giúp du khách hiểu sâu sắc giá trị văn hóa trường tồn trong Hoàng cung Huế xưa.

Hồi sinh nghi lễ cung đình
Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến

Trái tim của một chàng trai 24 tuổi đã vượt chặng đường hơn 600km từ Hà Nội vào Huế, “thắp” lên sự sống cho một thanh niên đồng trang lứa suy tim nặng. Đây là ca ghép tim thứ 14 tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế và là ca ghép tim xuyên Việt thứ 13 của đơn vị.

Thanh niên suy tim hồi sinh nhờ tạng hiến
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Nhiều nơi áp dụng phí tắc nghẽn để giảm kẹt xe giờ cao điểm

Theo thông tin cập nhật ngày 14/11, New York sẽ khôi phục lại kế hoạch từng bị hủy bỏ về chương trình thu phí tắc nghẽn đầu tiên của quốc gia, nhưng với mức phí giảm còn 9 USD cho hầu hết các phương tiện đi vào trung tâm thành phố và khu vực phía Nam Manhattan.

Nhiều nơi áp dụng phí tắc nghẽn để giảm kẹt xe giờ cao điểm
Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện

Ngày 12/11, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế thông tin, người được ghép tim xuyên Việt thứ 12 đã làm thủ tục xuất viện. Lãnh đạo BV cùng đội ngũ chăm sóc sau ghép tặng hoa chúc mừng và chia vui cùng gia đình người bệnh.

Ca ghép tim xuyên Việt thứ 12 xuất viện
Return to top