ClockThứ Tư, 27/09/2023 15:57

Từng bước hình thành đô thị động lực phía bắc của tỉnh

TTH - Phát triển đô thị là chương trình trọng điểm và ưu tiên hàng đầu nên thị xã Hương Trà huy động mọi nguồn lực, từng bước cụ thể hóa mục tiêu trở thành đô thị động lực phía bắc của tỉnh, theo hướng bền vững với kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ.

Lan tỏa phong trào “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”Gắn kết, phát huy vai trò của trí thức khoa học công nghệXứng tầm đô thị trung tâm

 Khu vực CN - TTCN và dịch vụ của Hương Trà đang phát triển mạnh

Phát huy vị trí khu vực nội thị

Đưa chúng tôi tham quan các hạng mục công trình chỉnh trang đô thị trên địa bàn, ông Trần Văn Tú, Trưởng phòng Quản lý đô thị, thị xã Hương Trà, giới thiệu: Hương Trà có vị trí địa lý thuận lợi, tiếp giáp với nhiều huyện và TP. Huế, nằm trên các trục giao thông quốc gia quan trọng, nên có điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, dịch vụ thương mại...

Đến các địa điểm xây dựng hạ tầng các khu dân cư tổ dân phố (TDP) 3, phường Tứ Hạ; TDP Thanh Lương 4 và TDP Xuân Tháp, phường Hương Xuân; TDP La Chữ Thượng, La Chữ Nam, phường Hương Chữ…, ông Trần Văn Tú cho biết thêm, địa phương đấu giá cấp quyền sử dụng đất tạo nguồn thu tái thiết đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, vừa góp phần chỉnh trang các khu nhà ở, đồng thời tăng mật độ phân bố dân cư, tăng dân số cơ học cho thị xã.

Trong 3 năm qua, thị xã Hương Trà đã bố trí khoảng 437 tỷ đồng để triển khai các dự án vùng nội thị, như đường ven sông Bồ (Tứ Hạ - Hương Toàn), đường Hà Công, đường Phan Kế Toại, đường Tôn Thất Bách, đường 19/5, Quảng trường và Nhà văn hóa trung tâm thị xã; chỉnh trang tuyến QL1A (Hương Văn - Hương Chữ), các tuyến đường giao thông nội thị kết nối với QL1A, điện chiếu sáng đường phía Tây Huế, QL49A, trung tâm các phường, xã và hệ thống trường học… theo hướng đồng bộ, đáp ứng các tiêu chí phân loại đô thị để tạo động lực tăng trưởng mới cho thị xã.

Được xác định là đô thị phụ trợ, đô thị vệ tinh của thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai, khu vực nội thị Hương Trà được thị xã quy hoạch với 5 phường hiện tại, gồm: Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Chữ, Hương Xuân, Hương Vân, và mở rộng thêm 2 xã dự kiến thành lập phường gồm Hương Toàn, Bình Tiến. Từ khi có quy hoạch đô thị, Hương Trà tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện, phân công cụ thể đến từng ngành, địa bàn.

Ở phường Tứ Hạ, cơ sở vật chất ngành CN - TTCN và dịch vụ ngày càng được đầu tư nâng cấp, mở rộng, nhiều ngành nghề sản xuất như gỗ xẻ các loại, đá xây dựng, sản phẩm bê tông đúc sẵn, ghế đan xuất khẩu, hàng may mặc, dược phẩm, xi măng Kim Đỉnh… đang phát triển mạnh. Việc đưa dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng của Công ty CP Bê tông Thừa Thiên Huế, dự án sản xuất bê tông dự ứng lực của Công ty HTC tại cụm công nghiệp Tứ Hạ, dự án sản xuất mũ xuất khẩu của Công ty Jonh Well tại Khu công nghiệp Tứ Hạ… đã góp phần tăng năng lực sản xuất công nghiệp của thị xã. Chủ tịch UBND phường Tứ Hạ Nguyễn Ngọc Linh thông tin, tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế địa phương giai đoạn 2020 - 2022 là 19,43%; trong đó, lĩnh vực CN-TTCN chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu, góp phần đảm bảo tiêu chí tăng trưởng kinh tế trong phát triển đô thị của thị xã.

Huy động nguồn lực, đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ

Theo Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà Nguyễn Duy Hùng, hiện địa phương đã và đang triển khai lập 6 đồ án quy hoạch phân khu các phường, xã. Trong đó, đã hoàn thành và trình thẩm định 4 đồ án gồm: Quy hoạch phân khu trung tâm thị xã và các phường Hương Vân, Hương Xuân, Hương Chữ; Quy hoạch chung xây dựng các xã Hương Bình, Bình Tiến, Bình Thành; Quy hoạch tổng mặt bằng dự án siêu thị tại phường Hương Văn; quy hoạch chi tiết Cụm Công nghiệp Bình Thành. Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất thị xã 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhiều dự án trọng điểm về phát triển CN - TTCN, dịch vụ trên địa bàn cũng đang được thị xã triển khai, nhất là dự án Khu siêu thị và dự án Logistics tại phường Hương Văn, dự án Trung tâm thương mại Tứ Hạ… Kết cấu hạ tầng thương mại, du lịch được ưu tiên bố trí nguồn ngân sách thị xã để đầu tư nâng cấp, mở rộng như xây dựng chợ đầu mối Bình Điền, cải tạo chợ La Chữ, Bình Thành; xây dựng đường và hệ thống điện chiếu sáng vào khu vực Khe Đầy, Bình Thành, đường vào khu vực Ba Trại, xã Hương Bình, đường vào di tích tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân…

Tuy nhiên, do hạ tầng còn thiếu đồng bộ, lĩnh vực CN - TTCN và dịch vụ chưa thật sự phát triển tương xứng, tạo được sức hút mạnh mẽ về lao động để tăng nhanh dân số cơ học, thúc đẩy tiến trình đô thị hóa. Cũng theo ông Nguyễn Duy Hùng, Hương Trà đang tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các khu vực dự kiến mở rộng vùng nội thị, khu vực trung tâm các phường, xã. Hình thành các điểm dịch vụ, thương mại dọc QL 49, đường tránh phía Tây TP. Huế. Thu hút đầu tư để từng bước hình thành các khu dịch vụ, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng đó, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm trên địa bàn như Cụm công nghiệp Tứ Hạ giai đoạn 3 (mở rộng thêm 17,7ha), các cụm công nghiệp Hương Xuân - Hương Văn, khu trung tâm thương mại Tứ Hạ, dự án khu dân cư đô thị Tứ Hạ - Hương Văn, khu dân cư Tây Nam Tứ Hạ… là những dự án tạo đà tăng trưởng cho ngành dịch vụ, mang lại hiệu quả cao trong phát triển đô thị.

Giai đoạn 2020 - 2022, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của Hương Trà bình quân 9,7%/năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 3 năm đạt khoảng 5.400 tỷ đồng. Tỷ lệ đô thị hóa năm 2022 đạt 63%, ước đến cuối năm 2023 đạt 64%.
Bài, ảnh: Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực mới cho di sản Huế

Thành phố Huế - Đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam, đang từng bước biến những giá trị văn hóa lịch sử thành động lực kinh tế, tạo nên một mô hình phát triển bền vững, vừa bảo tồn vừa phát huy các giá trị di sản.

Động lực mới cho di sản Huế
Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top