ClockChủ Nhật, 12/01/2025 18:09

Từ làm nông ở phố đến nông nghiệp đô thị

TTH - Nông nghiệp đô thị còn được gọi là trồng trọt đô thị, hoặc làm vườn đô thị. Nó cũng được hiểu có thể liên quan đến chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, nông, lâm kết hợp, nuôi ong đô thị và làm vườn. Các hoạt động này diễn ra ở các khu vực ven đô và có thể mang những đặc điểm khác biệt.

“Quả ngọt” từ trảng cátKỹ sư trẻ mê trồng nấm sạch

 Người dân phường Thủy Biều (quận Thuận Hóa) thu hoạch thanh trà - loại trái cây đặc sản của Huế. Ảnh: Lê Thọ

Theo cách hiểu này, có thể nói một cách dân dã và gần gũi, nông nghiệp đô thị là làm nông ở phố. Với một thành phố như Huế, điều đó không có gì xa lạ mà trái lại rất gần gũi. Những dấu vết còn lại cho đến nay ngay ở các quận trung tâm là Thuận Hóa hay Phú Xuân, như cánh đồng An Cựu, Bàu Vá hay các nhà vườn Kim Long, Thủy Biều cho thấy một thời làm nông của đô thị này. Cùng với danh xưng thành phố di sản, Huế còn được mệnh danh là một thành phố vườn.

Công cuộc đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở khắp các đô thị trên cả nước kéo theo diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Nhận thấy nguy cơ đó, Huế đã quan tâm từ sớm để vẫn giữ được những diện tích, mô hình nông nghiệp cần thiết. Nhờ thế, đến nay, Huế có nhiều mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả, mang lại thu nhập cao cho thị dân. Không khó để tìm thấy ngay ở trung tâm thành phố các mô hình nông nghiệp đô thị, như trồng lúa năng suất cao, sử dụng công nghệ máy bay không người lái trong phun thuốc bảo vệ thực vật ở phường Dương Nỗ hay Hương Vinh; trồng dưa lê, dưa lưới ứng dụng công nghệ cao tại phường Hương An và An Hòa.

Phát triển nông nghiệp đô thị, Huế không chỉ giải quyết được bài toán đưa công nghệ mới, công nghệ cao vào sản xuất khi quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, mà còn là cách để phát triển các mô hình nông nghiệp cung ứng dịch vụ cho đô thị như cây xanh, thực phẩm an toàn, dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng… Một khi được quy hoạch và có chiến lược phù hợp sẽ tận dụng quỹ đất và có thể giải quyết phần nào bài toán về việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận dân cư đô thị. Việc sản xuất tại chỗ còn góp phần quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường.

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương đem lại nhiều cơ hội phát triển, trong đó có nông nghiệp đô thị. Theo đó, cần gắn nông nghiệp đô thị với quy hoạch vành đai xanh của thành phố. Đây cũng là tiêu chí quan trọng trong định hướng phát triển “đô thị sinh thái”, “đô thị xanh”, hướng tới chiến lược quy hoạch và xây dựng đô thị Huế phát triển bền vững, có môi trường và cảnh quan thân thiện với thiên nhiên. Nông nghiệp đô thị sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các vành đai xanh, trong đó có các yếu tố như cây xanh, công viên và đặc biệt là các vành đai xanh bao quanh thành phố.

Có thể hình dung về phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng farmstay - nông nghiệp kết hợp du lịch. Tại đó, chủ các cơ sở sẽ xây dựng, thiết kế các chương trình du lịch vui chơi thực tế và lồng ghép vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp để du khách có thể trải nghiệm “một ngày làm nông dân”. Mô hình này hiện rất được du khách ưa chuộng và là một trong những hướng đi mới đang được ngành du lịch nhiều địa phương khai thác vì mang tính mới lạ, gần gũi với thiên nhiên và góp phần phát triển nông nghiệp bền vững...

Dẫu vậy để xây dựng được nền nông nghiệp đô thị cho Huế vẫn còn nhiều việc phải làm. Ngoài trở lực từ phía nông dân do phải đầu tư quy mô lớn, thì thị trường tiêu thụ, kết nối lữ hành, vận hành mô hình theo hướng chuyên nghiệp, bài bản... đều cần sự chung tay từ nhiều phía, trong đó có vai trò hỗ trợ, cầu nối từ Nhà nước và các doanh nghiệp...

Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

TIN MỚI

Return to top