ClockThứ Hai, 12/06/2017 13:31

Ra rú cát nuôi vịt trời

TTH - Trang trại vịt trời của ông Trương Công Lời (thôn Khánh Mỹ, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang) không chỉ mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm cho gia đình mà còn là địa chỉ quen thuộc của nhiều bà con nông dân.

Nuôi ước mơ

Nằm khu biệt trong rừng keo tràm và cây bụi ven vùng cát, trang trại vịt trời lên đến 6.000 con của ông Lời đã trở thành “điểm đến” học tập kinh nghiệm của bà con nông dân.

 Vịt trời tại trang trại ông Lời mang thu nhập ổn định

Kể về hành trình lập trang trại, ông Lời nhớ lại, đam mê chăn nuôi, trồng trọt, có trong tay 7 ha cà phê, tiêu ở vùng Tây Nguyên nhưng ông quyết bán để về quê đầu tư. Năm 2014 ông  ra vùng rú cát Khánh Mỹ khai hoang. Hồi đó, không ai nghĩ và “liều” như ông.

Tiền bán cây cà phê, tiêu, ông “tậu” chiếc ô tô mới coóng, còn lại “đổ” vào trang trại trên rú cát. Vốn đất hoang hóa đã nhiều năm, chỉ có 2ha hồ nước tự nhiên mọc đầy lau lách, ông Lời phải bỏ kinh phí 200 triệu đồng để khai hoang hồ nước, trồng cây, dựng tường rào và bắt hệ thống điện ra trang trại.

“Một ông ở trên rừng bỏ xuống đồng bằng, ra rú cát, tốn mấy trăm triệu để khai hoang vùng đất bỏ không đã 20 chục năm ni. Bữa đó, ai cũng nghĩ tui mang tiền đi vứt”, ông Lời tâm sự. Ông Lời cùng nhân công phải “bám” rú cát mấy năm trời mới diệt hết đỉa, rắn và lau lách trên hồ. Hồ nước tự nhiên vùng rú cát này vốn chỉ 2 ha, với ý tưởng đưa vịt trời- một giống nuôi khá mới lạ về nuôi thử nghiệm rồi nhân rộng, ông Lời thuê xe ủi, múc, cải tạo hồ lên 5ha, trồng hơn 1 ha keo tràm xung quanh tạo bóng mát, làm nơi trú ẩn cho vịt và cho thu gỗ hàng năm.

“Hồi đó lau lách trên hồ dày đến nỗi như lớp “đệm cỏ”. Cán bộ địa chính về đo đất, cứ tưởng nước cạn, ai dè nước lút quá đầu người. Cán bộ thấy thế cũng thương hai vợ chồng chịu khó, rứa là họ xúc tiến cấp đất, tạo điều kiện cho mình làm trang trại”, bà Võ Thị Tuyết Mỹ- vợ ông Lời góp chuyện.

Quả ngọt

Ra Bắc lấy những con giống vịt trời đầu tiên về nuôi, qua thời gian, với cách chăn nuôi bài bản, vịt trời trang trại ông Lời xuất bán liên tục, hiện tại tổng đàn đã lên tới 6.000 con.

Ông Lời kể: “Mình lấy vịt con về nuôi rồi bán, không chủ động được nguồn giống. Tui lại lặn lội đi nhiều nơi mua hai lò ấp trứng, với công suất 5.000 trứng/mẻ (27 ngày). Ban đầu mình nhận ấp trứng vịt giống cho nhiều cơ sở trong và ngoài huyện, nhưng về sau thì không nhận nữa vì mình muốn quy trình chăn nuôi vịt tại trang trại khép kín hoàn toàn. Nhận trứng vịt ấp sẽ dễ mang nhiều mầm bệnh về cho trang trại mình, nguy cơ dịch bệnh rất cao”.

Có máy ấp, chủ động nguồn giống, trang trại ông Lời với cách nuôi “cuốn chiếu” như hiện nay, mỗi tháng ông xuất bán chừng 2.000 con vịt trời các loại. “Vịt thịt giá 110-120 nghìn đồng/kg; vịt bố mẹ 250 nghìn đồng/cặp; vịt con 20 nghìn đồng/con; trứng 12 nghìn đồng/quả. Riêng vịt trời mỗi năm nuôi được từ 2,5-3 lứa, tui lãi khoảng 300 triệu đồng”, ông Lời phấn khởi.

Chất lượng vịt trời thơm ngon, nguồn giống đảm bảo bởi ông Lời chăn nuôi theo mô hình khép kín, tận dụng chủ yếu nguồn thức ăn tự nhiên. “5ha ao hồ, hệ thống rong, tảo dày đặc là nguồn thức ăn phong phú cho vịt. Mình chỉ rào lại, còn thả chúng gần như hoàn toàn tự nhiên. Vịt nhỏ thì ăn lúa, lớn lên thì thức ăn có thể trộn thêm bột, vịt đẻ thì có thức ăn riêng, tùy mỗi trang trại có cách pha trộn khác nhau. Ngoài rong rêu, hạt lúa là thức ăn quan trọng nhất đối với vịt trời. Tui muốn xây dựng một “thương hiệu” vịt sạch, thịt thơm ngon cho người mua”, ông Lời khẳng định.

Ông Lời cho biết, đối với trang trại chăn nuôi như ông, cách phòng, chữa bệnh cần phải chủ động. “Vịt trời lúc nhỏ thì tiêm một mũi tả, lớn lên tiêm mũi H5N1 là xong. Mình học cách tiêm và chủ động tiêm khi đến vụ đối với vật nuôi là an toàn hơn cả”, ông Lời chia sẻ.

Hiện nay, vịt trời từ trang trại ông Lời đã cung cấp không chỉ các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh mà còn ra ngoại tỉnh. Đầu ra ổn định, cộng với việc chủ động nguồn giống, tận dụng thức ăn tự nhiên giảm chi phí sản xuất, không chỉ giúp ông Lời có thu nhập ổn định mà con là mô hình cho nhiều nông dân các vùng lân cận tìm hiểu, học hỏi.

Trại gà… hỗn hợp

Trang trại tổng hợp của ông Trương Công Lời còn chăn nuôi trên 500 con gà thịt, 15 con bò, các loại cá nước ngọt. Gà thịt ở đây được chăn thả hoàn toàn tự nhiên, ngoài thức ăn lúa ông còn tận dụng thức ăn sẵn có trên các rừng dương, rú cát. Gà thịt tại trang trại của ông là “hỗn hợp” lai tạo từ gà rừng, đông tảo, chọi, tàu vàng và gà kiến.

Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nuôi cá lồng tránh lũ

Từ kinh nghiệm nuôi cá lồng nhiều năm và hướng dẫn từ ngành chức năng cùng chính quyền địa phương, người dân ở Phú Lộc đã áp dụng các giải pháp để nuôi cá lồng giảm được rủi ro, thiệt hại trong mùa mưa lũ.

Nuôi cá lồng tránh lũ
Không để lợi dụng làm trang trại, “rút ruột” rú cát

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền Lê Ngọc Bảo về việc vừa phát hiện một hộ dân có dấu hiệu lợi dụng làm trang trại trên rú cát xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) để tập kết cát và đưa cát trắng ra khỏi trang trại.

Không để lợi dụng làm trang trại, “rút ruột” rú cát
Nỗ lực ngăn chặn nạn “rút ruột” rú cát

Quảng Điền có diện tích rú cát rộng lớn thuộc các xã Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Vinh. Đây cũng chính là nguồn tài nguyên “béo bở” mà một số kẻ vẫn luôn tìm cách “rút ruột”.

Nỗ lực ngăn chặn nạn “rút ruột” rú cát
Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt

Chiều 17/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện dự án KHCN cấp tỉnh "Sản xuất và sử dụng ấu trùng ruồi lính đen (Hermetia illucens Linnaeus, 1758) làm thức ăn cho một số đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế tại Thừa Thiên Huế" do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện.

Sản xuất, sử dụng ấu trùng ruồi lính đen làm thức ăn cho thủy sản nước ngọt
Khánh thành công trình thanh niên "Ánh sáng tri ân"

Sáng 27/7, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC TTH) thông tin, Đoàn viên thanh niên PC TTH, Đoàn khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Huyện đoàn Phú Vang vừa phối hợp khánh thành công trình thanh niên "Ánh sáng tri ân” tại đường vào Nghĩa trang liệt sĩ huyện Phú Vang.

Khánh thành công trình thanh niên Ánh sáng tri ân

TIN MỚI

Return to top