ClockThứ Bảy, 28/08/2021 12:41

Ngân hàng vẫn còn dư địa để giảm lãi suất?

TTH - Ngày 17/8, Ngân hàng Nhà nước đã có công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất, giảm phí để hỗ trợ cho nền kinh tế. Đây là một động thái tốt trong tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh.

Nâng hạn mức các chương trình tín dụng ưu đãiKiến nghị giãn thời gian trả nợ và không bị phạt chậm nợ đến tháng 6/2022

Tuy nhiên, có vẻ như yêu cầu này đã đi sau thực tế của diễn biến thị trường. Cụ thể, từ tháng 7/2021, nhiều ngân hàng thương mại đã công bố giảm lãi suất cho vay và giảm phí. Ví dụ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), đến hết năm 2021 giảm lãi suất cho vay với những gói vay hiện hữu đến ngày 15/7; đồng thời triển khai các gói cho vay mới với lãi suất thấp, với mức giảm rất mạnh từ 0,5-1,5 điểm %. Các khách hàng đã từng được áp dụng chính sách lãi suất cho vay ưu đãi khác vẫn tiếp tục được BIDV hỗ trợ trong chương trình này.

Tương tự, Vietinbank, Sacombank, Agribank và nhiều ngân hàng khác cũng công bố giảm lãi suất. Nhiều gói vay đưa ra với lãi suất chỉ 4%.

Nói sòng phẳng, trước những ảnh hưởng đa chiều của dịch bệnh đến sản xuất, kinh doanh, các ngân hàng đã có sự điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Nền kinh tế có nhiều trục trặc do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhu cầu vốn của doanh nghiệp và người dân yếu nên ngân hàng không điều chỉnh lãi suất cũng không được.

Có hai yếu tố hỗ trợ để cho phép các ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay, đó là tăng trưởng vốn huy động rất mạnh và lợi nhuận của khối ngân hàng cũng nhiều. Chỉ tính riêng 13 ngân hàng công bố lợi nhuận trong quí 2/2021 sớm là Techcombank, SeABank, OCB, Saigonbank…đã lên đến trên 30.000 tỷ đồng trước thuế. Không ít ngân hàng mức lợi nhuận tăng trưởng đến vài trăm %. Một số liệu khác cho biết, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng trong quí 2/2021 tăng rất mạnh, đến 44,2%. Hai dữ kiện nêu trên, cộng với nhu cầu vốn yếu là những dữ kiện quá đủ để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Việc giảm lãi suất nó đi theo hiệu ứng domino, một vài ngân hàng công bố giảm lãi suất và các gói tín dụng lãi suất thấp thì kéo theo nhiều ngân hàng cùng giảm.

Thị trường vốn cũng như nhiều loại thị trường khác, nó cũng cần điều chỉnh theo quy luật cung - cầu. Có khác chăng, thị trường vốn là một thị trường đặc biệt, nó liên quan mật thiết và ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Bởi vậy nên nó được quản lý chặt chẽ và có sự định hướng. Phải chăng, công văn của Ngân hàng Nhà nước nói trên là một sự định hướng?

Tuy nhiên, công văn nói trên có vẻ như còn một hàm ý khác nữa - dư địa vẫn còn để các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Có phải chính vì vậy mà Ngân hàng Nhà nước ra công văn “thúc giục”?

Chúng ta đều biết, công bố các gói hỗ trợ tín dụng là một việc, còn doanh nghiệp có tiếp cận được hay không là một việc khác. Nếu mức lãi suất thấp chỉ duy trì trong một thời gian ngắn, ví dụ như từ nay đến cuối năm như một số ngân hàng công bố, sau đó là thực hiện lãi suất theo thị trường thì có khi, mức lãi suất thấp bây giờ chưa hẳn là một “miếng bánh ngon”. Mức lãi suất này cần thực hiện với một khung thời gian đủ dài để các doanh nghiệp tính toán mà tiếp cận. Đó mới là sự tăng trưởng tín dụng bền vững.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
Nhiều dư địa phát triển cây dược liệu quý

Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn huyện A Lưới không chỉ mang lại sinh kế, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), mà còn có ý nghĩa trong việc bảo tồn nguồn gen dược liệu có nguy cơ bị tuyệt chủng trong các tán rừng tự nhiên.

Nhiều dư địa phát triển cây dược liệu quý
Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

TIN MỚI

Return to top