ClockThứ Ba, 17/09/2019 10:09

Khởi nghiệp Việt Nam hiện thực khát vọng vươn ra thế giới

Khởi nghiệp Việt Nam đang hiện thực khát vọng vươn ra tầm thế giới và mới nhất là hàng loạt các hoạt động tại Thung lũng Silicon, Mỹ.

Việt Nam nằm trong số các thị trường sử dụng TikTok nhiều nhất Đông Nam ÁThủ tướng nêu rõ thông điệp chính sách cho khởi nghiệp

Phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam đang được gửi gắm nhiều kỳ vọng khi phát triển ngày càng sâu rộng. Nhiều gương mặt doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) triển vọng lần lượt xuất hiện với các kế hoạch đầy tham vọng, đưa sản phẩm vươn ra thị trường quốc tế, dù con đường đó không phải lúc nào cũng "trải hoa hồng"…

Ngày 13/9 mới đây, lần đầu tiên Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam Techfest Vietnam 2019 đã được khởi động tại Thung lũng Silicon, bang California, Mỹ.

Startup Abivin giành quán quân cuộc thi Startup World Cup 2019, với phần thưởng trị giá 1 triệu USD.

Sự kiện do Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức với sự tham gia của khoảng 200 trí thức, các nhà đầu tư, doanh nghiệp khởi nghiệp và chuyên gia tại Silicon Valley, Mỹ.

Phần thuyết trình gọi vốn có sự tham gia của 6 nhóm khởi nghiệp Việt Nam trước các nhà đầu tư, chuyên gia tư vấn Mỹ cho thấy có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, sự vững vàng và tự tin của các startup Việt khi ra biển lớn.

Techfest Vietnam 2019 tại Mỹ là sự kiện mở màn cho Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia - Techfest Vietnam 2019 diễn ra vào tháng 12 tới tại Quảng Ninh. Đây là ngày hội khởi nghiệp sáng tạo lớn nhất tại Việt Nam do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện trong khuôn khổ Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.

Trước đó, vào tháng 5/2019, startup Việt là Công ty Abivin (Quán quân tại Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo quốc gia thuộc Techfest Vietnam 2018) đã trở thành đại diện của Việt Nam tham dự và giành Giải Nhất cuộc thi Startup World Cup 2019, với phần thưởng trị giá 1 triệu USD, vượt qua các đối thủ nặng ký đến từ Nhật, Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc.

Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Việt Nam có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động, trong khi ước tính cuối năm 2015 mới chỉ khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thực tế nhiều startup Việt đã thu hút được không ít quỹ đầu tư trong và ngoài nước rót vốn. Đây được xem là điều kiện thuận lợi giúp các công ty khởi nghiệp thực hiện tham vọng vươn ra thế giới.

Thế nhưng, nhìn mặt khác với một ý tưởng khởi nghiệp, không dễ gì để thành công ngay lần đầu tiên. Đặc biệt, việc chinh phục thị trường nước ngoài lại càng không hề đơn giản, nhất là với những startup thiếu kinh nghiệm, vốn, kỹ thuật.

Dù hiện tại, Việt Nam có số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp lớn thứ 3 khu vực Đông Nam Á, nhưng số vốn đầu tư cho startup Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 7% nguồn vốn được rót cho hoạt động khởi nghiệp trong khu vực.

Ước tính, năm 2017, tổng giá trị các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam mới đạt 291 triệu USD. Do đó, vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp khởi nghiệp luôn là làm thế nào để huy động vốn tối ưu, thu hút các quỹ đầu tư trong và ngoài nước tham gia nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa và đạt mức tăng trưởng kỳ vọng.

Theo bà Phan Hoàng Lan, Phó Giám đốc Văn phòng Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, góp phần “khơi thông” dòng vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp với các kênh đầu tư mới và hình thức đầu tư đa dạng hơn.

Cùng với đó, từ ngày 05/09, Thông tư số 45/2019/TT-BTC quy định quản lý tài chính thực hiện Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (Đề án 844) do Bộ Tài chính ban hành chính thức có hiệu lực.

Ngoài quy định về định mức kinh phí cho việc thực hiện các hoạt động thuộc Đề án 844 (bao gồm cả Techfest Vietnam), các nội dung của Thông tư  thể hiện rất rõ mục tiêu về thu hút và kết nối chuyên gia trong nước, quốc tế cho khởi nghiệp Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cũng cho biết trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc thi để chọn ra các startup tiềm năng và cử sang dự thi tại Startup World Cup. Ngược lại, các chương trình trong nước cũng sẽ mời các chuyên gia kinh nghiệm từ Pegasus Tech Venture đến Việt Nam tham gia với tư cách chuyên gia và giám khảo, trực tiếp đánh giá cũng như hướng dẫn, tư vấn nhằm nâng cao chất lượng cạnh tranh quốc tế của các startup Việt.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

TIN MỚI

Return to top