ClockThứ Bảy, 28/04/2018 13:14

“Con đường di sản” giữa lòng thành phố di sản

TTH.VN - Huế, thành phố của 5 di sản, những ngày này tất bật khoác cho mình tấm áo mới để khoe với du khách gần xa vẻ đẹp mặn mà, đài các. Mọi con đường, điểm di tích như cố gắng “điểm phấn, tô son lại”. Trong vẻ đẹp tổng hòa ấy, đường Lê Lợi như mọi khi từ tốn mặc lại chiếc áo mới, điểm sắc cho ngày hội lớn.

Khai mạc Festival Huế 2018: Lung linh sắc màu văn hóaCác chương trình không bán vé tại Festival Huế 2018216 bức tranh tại triển lãm “Phố tranh Festival Huế 2018”

Đường Lê Lợi vào ban ngày trong dịp Festival Huế 2018

Đường Lê Lợi chỉ dài trên 2000 mét, là đoạn nối từ đường Bùi Thị Xuân đến đường Nguyễn Công Trứ, mang trên mình những dấu ấn, ký ức của thành phố Huế (Việt Nam). Con đường có từ đầu thế kỷ 19 khi nhà Nguyễn lập các trại thủy sư đóng ở bờ nam sông Hương. Từ năm 1943 trở về trước, người Pháp gọi nó là Jules Ferry (Rue Jules Ferry), rồi Graffeuil (Rue Graffeuil) đoạn từ cầu Trường Tiền đến Đập Đá. Sau năm 1956 nó có tên là Lê Thái Tổ và mang tên Lê Lợi từ năm 1965 cho đến nay.

Đi dọc chiều dài của con đường ấy, ký ức về lịch sử Huế, cổ kính và vàng son hiện hữu khắp nơi. Đó là Ga Huế, điểm khởi đầu của tuyến đường sắt Huế - Đà Nẵng xây dựng từ năm 1906; là trường Quốc Học, trường Hai Bà Trưng (Đồng Khánh xưa), nơi biến đường Lê Lợi thành con đường học trò trong ký ức của bao người Huế xa quê; là khách sạn Morin, nơi lưu lại của vua hài Charlie Chaplin và Paulette Godard trong tuần trăng mật, hay trường Đại học Sư phạm (Tòa Khâm sứ cũ), địa chỉ đặt bộ máy quan quyền của người Pháp khi nhà Nguyễn mất vai trò quản lý đất nước… Đi cùng Lan, cô bạn thời sinh viên sau hơn 12 năm rời Huế, ký ức về những ngày lang thang trên con đường này lại ùa về. Con đường tuy nhỏ nhưng rộng thênh thang mỗi khi bước một mình và ấm áp trong lòng khi được nhìn thấy nó sau bao năm xa cách.

Festival Huế đã trải qua 9 kỳ. Trong những dịp lễ hội ấy, đường Lê Lợi luôn là trục chính, con đường huyết mạch của bao sân khấu và hoạt động lễ hội. Đó là chưa kể đến sắc hồng của nghệ thuật sắp đặt hoa sen và vẻ đẹp văn hóa đa sắc màu của lễ hội đường phố.

Đường Lê Lợi lại rộn ràng khi Huế chỉnh chu bước vào ngày hội lần thứ 10. Cũng như các dịp trước, con đường vẫn là trục xương sống của nhiều sân khấu và hoạt động trình diễn của Festival Huế 2018. Thay cho mình chiếc áo mới, lung linh hơn trong những ngày thành phố nô nức mở hội, ánh đèn lại sáng và các sân khấu trên con đường này lại rộng mở đón du khách gần xa. Nhà Thiếu nhi Huế với Liên hoan “Sắc màu tuổi thơ”; Sân khấu bia Quốc Học với các chương trình trình diễn áo dài, Liên hoan Dân vũ quốc tế lần thứ II - năm 2018, chương trình của các đoàn nghệ thuật Chiết Giang (Trung Quốc), Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen (Việt Nam), Nhóm nhạc Nematatlin (Mexico) hay Chương trình không gian Văn hóa Hàn Quốc (Hiệp hội Nghề Hàn Quốc); Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán với triển lãm cổ vật Phật giáo, ẩm thực chay; Nhà trưng bày Lê Bá Đảng với triển lãm nghệ thuật “Sắc màu kết nối”; Bảo tàng Văn hóa Huế với các triển lãm truyện tranh Pháp ngày nay, không gian văn hóa Hàn Quốc;…

Đã có nhiều chương trình, dự án để giúp con đường này thu hút hơn, là điểm đến không thể bỏ qua khi du khách đến Huế nhưng kết quả vẫn chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định. Trong câu chuyện với Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông, tôi được nghe về những ý tưởng cho con đường Lê Lợi, ứng xử với nó không phải như những con đường khác mà là ứng xử với “con đường di sản” của một thành phố di sản. Phải quy hoạch lại các không gian văn hóa, chiếu sáng, biển quảng cáo để nó trở thành địa chỉ văn hóa thực sự rộn ràng, thu hút không chỉ mỗi dịp Festival.

Bài, ảnh: Vinh Dự

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top