Thêm nguồn lực mới

Thêm nguồn lực mới

Được UNESCO ghi danh, các di sản văn hóa trở thành những điểm đến du lịch hấp dẫn, tạo nên thương hiệu cho các địa phương có di sản, nâng cao đời sống cộng đồng, phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam.
Sớm công nhận dốc Ba Trục là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh

(TTH) - Dốc Ba Trục hiện thuộc xã Phong Xuân (Phong Điền). Đây là con đường chiến lược, là cửa ngõ về đồng bằng, là con đường sống còn của lực lượng kháng chiến 2 huyện Phong – Quảng (Thừa Thiên Huế) và huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Hàng trăm đồng chí đã hy sinh khi làm nhiệm vụ dọc hai bên con đường dốc Ba Trục trong suốt 13 năm (1962-1975)...

Sớm công nhận dốc Ba Trục là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh
Nhân rộng giống sen trắng ở khu vực Đại Nội

(TTH) - Năm nay, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (TTBTDTCĐ) Huế tiếp tục trồng thành công giống sen trắng trong các hồ ở khu vực Đại Nội và phát triển loại sen này ở hồ ao các lăng và hồ di tích trong khu vực Kinh thành những năm tiếp theo.

Nhân rộng giống sen trắng ở khu vực Đại Nội
Hoàn thành việc khắc phục sự cố sụp mái di tích Phu Văn Lâu

(TTH) - Sau sự cố một góc Phu Văn Lâu bất ngờ bị sụp vào rạng sáng 15/5, Trung tâm BTDTCĐ Huế phối hợp với Trung tâm Triển khai Công nghệ Xây dựng miền Trung thuộc Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng - Bộ Xây dựng đã tiến hành khắc phục. Một số công việc được gấp rút triển khái, như gia cường cục bộ toàn bộ các đầu kèo, xà đầu cột, đuôi kèo; liên kết toàn bộ các hệ thống xà thông qua hệ giáo ống bắc bên trong nhà; phục hồi cây cột bị mục gãy, bộ khung gỗ và hệ mái khu vực bị sụp đổ; bổ sung con-xon gia cường vị trí xà đầu cột quyết ở góc đông bắc bị sụp và lợp cục bộ khu vực mái lợp bị sự cố.

Hoàn thành việc khắc phục sự cố sụp mái di tích Phu Văn Lâu
Văn hóa là cốt lõi cho sự phát triển

(TTH.VN) - Xung quanh việc làm thế nào để “Xây dựng và phát triển Huế - Đô thị Di sản Văn hóa đặc sắc khu vực Đông Nam Á”, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi ngắn với Tiến sỹ Đặng Thị Bích Liên (ảnh), Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 

Văn hóa là cốt lõi cho sự phát triển
Trao tặng bản gốc sắc phong cho các làng

(TTH.VN) - Ngày 15/4, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức lễ trao tặng bản gốc sắc phong cho các làng trên địa bàn tỉnh. Đến dự có ông Phan Công Tuyên, UVTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.

Trao tặng bản gốc sắc phong cho các làng
Hồ sơ liên quan đến di chuyển văn khố, cổ vật... tại Huế lên Đà Lạt năm 1960

(TTH) - Liên quan đến việc Văn khố và tài liệu lịch sử tại Huế của Hoàng triều di chuyển lên Đà Lạt, chúng tôi đã có dịp nghiên cứu 2 bộ hồ sơ liên quan đến việc này. Trước đây, chúng tôi đã có dịp giới thiệu một hồ sơ về việc di chuyển tài liệu mộc bản và các tài liệu khác lên Đà Lạt thông qua tài liệu lưu trữ tại TTLTQG II - TP Hồ Chí Minh. Lần này, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi lại được tiếp cận một bộ hồ sơ khác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV - Đà Lạt. Bộ hồ sơ kí hiệu 3439, phông Tòa đại biểu chính phủ tại Trung nguyên Trung phần.

Hồ sơ liên quan đến di chuyển văn khố, cổ vật  tại Huế lên Đà Lạt năm 1960
Ngựa hoá rồng - Ước vọng bình an, phát triển

(TTH) - Năm 1982, tôi trở thành học sinh của ngôi trường Quốc Học nổi tiếng xứ Huế. Giờ học văn, thầy giáo lượt qua lịch sử ngôi trường để khơi gợi cho lũ trò nhỏ lòng tự hào về truyền thống ngôi trường danh giá mà mình đang theo học ngõ hầu nuôi chí tiến thủ với đời. Trong câu chuyện, thầy nhắc tới bức bình phong Long mã nằm ở tường rào phía đường Lê Lợi, đó là một di tích quan trọng của trường.

Ngựa hoá rồng - Ước vọng bình an, phát triển
Hoàng tử Tước Công

(TTH) - Vua Minh Mạng có gần 80 hoàng tử, trừ những hoàng tử yểu mệnh thì phần lớn được giáo dưỡng đầy đủ; có vị thành những vương công nổi tiếng một thời như Thọ Xuân vương, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương… Có một hoàng tử của vua Minh Mạng, cũng nổi tiếng nhưng lại chuyên về nông nghiệp, đó là Ninh Thuận vương Nguyễn Phúc Miên Nghi.

Hoàng tử Tước Công
Có chuyện “người tù”Hàm Nghi ở Alger được chọn trở lại ngai vàng không?

(TTH) - LTS: Nhiều sách báo gần đây đã viết về hoàn cảnh của vua Hàm Nghi ở chốn lưu đày. Điều người ta khó hiểu vì sao bị đi đày mà lại có cuộc sống hết sức sang trọng: Có nhà cửa, vợ đẹp, con xinh, giao du với giới thượng lưu, vẽ giỏi, nặn tượng đẹp, các con đều giàu có. Có cuộc sống đó do thực dân Pháp “nuôi” để khi cần thì dùng. Đồng thời vua Hàm Nghi biết mình không thể về nước được nên tự phấn đấu để tỏ cho người Pháp biết ý chí của ông vua nước Nam như thế đó. Nhưng nhà vua không biết đằng sau tên tuổi của ông đã có một cuộc tranh chấp gay gắt. Có ai biết đã có chủ trương mời vua Hàm Nghi trở lại ngai vàng không? Và vì sao kế hoạch đó không thành? Nhân ngày 14/1/2014 vừa qua, vua Hàm Nghi qua đời vừa đúng 70 năm (1944-2014), nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân cung cấp một số tài liệu quý hiếm giải đáp hai câu hỏi đó.

Có chuyện “người tù”Hàm Nghi ở Alger được chọn trở lại ngai vàng không
Bài thơ Ngự chế về ngựa của vua Thiệu Trị

(TTH.VN) - Vua Thiệu Trị vốn nổi tiếng hay chữ, sinh thời ông có nhiều thơ văn để lại đến ngày nay, nổi tiếng là Ngự chế thi, Ngự chế Bắc tuần thi tập, Ngự đề nhân vật đồ hội thi tập... Những sáng tác của vua Thiệu Trị được khắc trên nhiều công trình kiến trúc ở Huế, như lăng Thiệu Trị, Điện Thái Hòa, thơ trên Điện Long An... Nhân dịp năm Ngọ, chúng tôi có dịp đọc 1 bài thơ về ngựa của vua Thiệu Trị được in trong Ngự đề nhân vật đồ hội thi tập, quyển 4.

Bài thơ Ngự chế về ngựa của vua Thiệu Trị
Phục hưng phần hồn của di sản

(TTH) - Sau 20 năm trở thành di sản thế giới, quần thể di tích Cố đô Huế đã có những thay đổi diệu kỳ. Từ trong hoang tàn, đổ nát, từ trong lãng quên, di sản Huế đã bừng sáng, lung linh và ngày càng thể hiện rõ chân giá trị của mình - một di sản văn hóa vô giá của dân tộc và nhân loại.

Phục hưng phần hồn của di sản
Thêm một bộ cổ vật của người Huế ở Đà Lạt

(TTH.VN) - Đây là bộ 4 hiện vật của nhà sưu tầm đồ cổ Nguyễn Đăng Thanh (86 Hoàng Diệu - TP Đà Lạt). Theo ông Thanh, bộ cổ vật này được ông sưu tầm từ những người Huế ở Đà Lạt những năm sau giải phóng.

Thêm một bộ cổ vật của người Huế ở Đà Lạt
Khôi phục Di tích Đông khuyết đài

(TTH.VN) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức khánh thành công trình bảo tồn, phục hồi di tích Đông khuyết đài. Ông Phan Công Tuyên, UVTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đến dự

Khôi phục Di tích Đông khuyết đài
Return to top