ClockThứ Ba, 05/04/2022 09:53

Xóm Đồng Dạ

Lưu giữ phong cảnh đồng quêNỗi nhớ làng quê trong “Bên sông Ô Lâu”“Áo cây” giữ làngKý ức Ô Lâu

Làng tôi có hơn chục xóm dân cư, mỗi xóm như vậy có chừng hai chục nóc nhà được dựng lên trong mỗi khu vườn hình chữ nhật. Tình cảm xóm giềng luôn chan hòa, thân ái, tối lửa tắt đèn có nhau. Không biết các cụ tiền bối của làng có quy ước không mà tên làng là Đại Lược gồm 2 âm tiết thì tên xóm đều chỉ có một âm tiết: Kế, Chùa, Đình, Khe, Toán, Trà, Cai... Những cái tên đã trở thành thân thuộc với cư dân làng, nhưng chỉ có vài cái tên xóm giải thích được như xóm Chùa do gần chùa làng, xóm Chợ do có chợ làng hay xóm Khe vì gần Khe làng; nhưng cũng có nhiều tên xóm chẳng ai giải thích được xuất xứ và ý nghĩa...

Không hiểu sao làng tôi có một ngoại lệ đó là xóm Đồng Dạ là được đặt tới 2 âm tiết. Có lẽ Đồng Dạ được thành lập sau các xóm cũ và lấy tên của cánh đồng đất lớn ven sông Ô Lâu, nơi xóm quần tụ để gọi tên cho xóm...

Đồng Dạ là cánh đồng đất cát khô cằn nằm ở đầu làng, giáp với làng bên Kế Môn với ranh giới là con khe Làng đoạn cuối trước khi đổ ra sông Ô Lâu. Cũng không biết từ năm nào, cánh đồng Đồng Dạ đã biến thành một cánh đồng cát trắng và cỏ, nên làng tôi đã lập nên sân cỏ đá bóng của làng. Những năm sau chiến tranh, dân làng cũng canh tác trên cánh đồng Đồng Dạ để trồng khoai sắn, nhưng do đất bạc màu nên năng suất rất thấp. Sau đó, người ta bỏ dần và cánh đồng này lại trở thành cánh đồng hoang với chỉ cát và cỏ dại...

Bây chừ thì sân bóng Đồng Dạ đã mọc lên những ngôi nhà. Nhưng những người dân làng tầm tuổi như tôi thì ký ức những trận bóng đá làng hừng hực khí thế luôn gắn liền với sân cỏ Đồng Dạ. Sau này, tôi đã được coi bóng đá đủ cấp độ nhưng cảm giác hồi hộp nhất, sung sướng nhất và cũng thất vọng nhất vẫn là những trận bóng đá thôn, xã trên sân Đồng Dạ tuổi ấu thơ... Trước trận đấu, dân làng từ các xóm đã kéo nhau đi bộ từng đoàn đến sân cổ vũ cho đội bóng xóm mình, thôn mình... Sân bụi mù mịt, người chen lấn nhau, reo hò, cãi vã theo từng đường bóng lăn. Có khi người xem bóng đá hăng quá lấn ra quá cả đường biên, nên các chú du kích làm nhiệm vụ trật tự phải cầm một cái roi quất lia lịa cho khán giả lùi vô sau đường biên. Nhưng mỗi khi bàn thắng được ghi là khán giả lại ùa ra giữa sân mà ôm cầu thủ, phải mấy phút sau mới vãn hồi trật tự để hai đội lại tiếp tục thi đấu...

Xóm Đồng Dạ hồi trước có vài chục nóc nhà ở quanh sân bóng cho đến gần bến đò Đồng Dạ. Những người dân trong xóm người làm ruộng, người đánh cá, người nuôi vịt đồng, người buôn bán... Những người bạn học của tôi ở xóm Đồng Dạ là Sương, Phương, Phú, Sửu, Lê... Nhớ có năm, trường làng tôi tổ chức đá bóng cho các lớp cấp 2, thằng Phú lớp tôi phải mặc 2 cái quần đùi rách chồng lên nhau để ra sân thi đấu... Ai cười thì cười nó vẫn đá hay với những đường bóng kỹ thuật vì nó lớn lên ngay cạnh sân Đồng Dạ nên từ nhỏ đã ra sân chơi đùa với trái bóng hàng ngày... Có một buổi chiều đang coi đá bóng trên sân Đồng Dạ, mấy đứa học trò chúng tôi thấy một phụ nữ bồng đứa con nhỏ từ bến đò đi vô với thêm nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh. Chúng tôi phụ giúp xách đồ cho cô. Và người phụ nữ đó là cô giáo chủ nhiệm sau này của chúng tôi...

Xóm Đồng Dạ bây chừ nhà cửa đã san sát. Nhưng bên cạnh những vườn nhà trong xóm vẫn là dòng nước con khe Làng. Mùa mưa con nước khe Làng trong mát và dân Đồng Dạ có một thú vui trời cho là mỗi buổi chiểu rủ nhau tắm nước khe Làng trong mát... Mới đây tôi chạy xe đến chỗ con khe Làng đổ ra sông Ô Lâu. Ngày vắng, sông đầy và xanh chỉ có bầy ngỗng nhà ai đang kêu inh ỏi. Bến đò Đồng Dạ ngày nào bây chừ là một bãi cỏ xanh um...

Phi Tân

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làng quê bên dòng Ô Lâu

Thuận Hòa là một thôn nhỏ nằm bên dòng Ô Lâu thuộc phường Phong Hòa (TX. Phong Điền). Trước năm 1993, bà con ở đây sống lênh đênh trên sông nước. Từ năm 1993, người dân Thuận Hòa được huyện cấp đất làm nhà dọc theo bờ sông thì cuộc sống bắt đầu thay đổi.

Làng quê bên dòng Ô Lâu
“Nhìn vô trong Huế...”

Thuở ấu thơ, trẻ con làng tôi đứa mô cũng có một niềm ao ước đó là được đi Huế chơi ít nhất là một lần. Đình làng Đại Lộc quê tôi có một lùm mù u rậm rạp và là chốn để chúng tôi leo trèo và hát những câu nghêu ngao vào những buổi chiều hè: “Trèo lên cây mù u nhìn vô trong Huế...”. Rồi những đêm không trăng, trời đầy sao, lũ trẻ con làng chúng tôi nhìn về phía xa xôi, nơi có một quầng sáng phía chân trời và nói với nhau rằng, đó là Huế. Hồi đó, làng tôi có một chuyến đò đi Huế hàng ngày xuất phát ở bến đò Đồng Dạ, nơi con sông Ô Lâu bắt đầu chảy qua làng tôi. Nhưng phải có công chuyện chi quan trọng thì nông dân làng tôi mới đi Huế, còn trẻ con như chúng tôi thì rất khó để được đi.

“Nhìn vô trong Huế  ”
Lối về ngõ hạnh

Quê chồng tôi ở Phú Thượng (Phú Vang - nay thuộc TP. Huế), mỗi năm có vài lần kỵ, chạp. Mỗi lần ghé về, điều tôi thích nhất ngoài những căn bếp ngăn nắp có chiếc tủ gạc - măng - rê xưa cũ, ngoài những mẹt bầu, bí đao được cắt mỏng phơi khô tỏa mùi thơm giòn đặt trên mấy chạn củi của các thím, tôi còn vô cùng thích thú những con ngõ biếc xanh.

Lối về ngõ hạnh
Chiều ở Phước Tích

Chiều tà buông lơi giữa đất trời, đẹp như một nét cọ thăng hoa đầy phóng khoáng trong bức tranh phong cảnh làng quê của người họa sĩ thích sống đời lang bạt. Nắng lộng lẫy vắt ngang những cành cây đang phiêu dao trong gió, rồi như tan ra, chảy loang trên mặt nước sông Ô Lâu. Tôi đứng ở bến sông làng cổ Phước Tích, nhìn sóng nước vỗ bờ man mác, nhìn hoàng hôn chảy vào miền thinh lặng của tâm hồn.

Chiều ở Phước Tích
Hình bóng quê nhà

Năm 2005, nhà báo Dương Phước Thu tặng tôi cuốn sách “Qua sông nhìn lại bến bờ” vừa ra mắt. Đây là tập bút ký tư liệu - nghiên cứu lịch sử, khảo lược quá trình hình thành xứ Thuận Hóa, tỉnh Thừa Thiên đến thành phố Huế ngày nay. Lướt qua phần viết về quê mình, tôi gọi điện cho anh, phản ứng vì xưa đến giờ, làng tôi chỉ là một, không có thôn La Chử Thượng, thôn La Chử Trung, thôn La Chử Đông, thôn La Chử Nam, thực chất Thượng, Trung, Đông, Nam là các phường của làng. Vài ngày sau, anh nói tôi tới lấy “vật chứng” với lời phàn nàn: Tức quá, sách mới ra đã có 2 người phàn nàn rằng chưa chính xác! Tài liệu anh đưa là bản sao Quyết định của UBND tỉnh về việc phê chuẩn số thôn, khu vực của các xã, thị trấn thuộc huyện Hương Trà từ tháng 8/2000; căn cứ để anh đưa thông tin vào.

Hình bóng quê nhà

TIN MỚI

Return to top