ClockThứ Ba, 02/10/2018 08:28

Hôm nay (2/10), khai mạc Hội nghị Trung ương 8, khóa XII

Hội nghị Trung ương 8 sẽ thảo luận thông qua một số nội dung quan trọng, trong đó có nội dung liên quan đến đại hội Đảng khoá XIII.

Hội nghị T.Ư 8: Tăng cường trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viênHội nghị TW8 sẽ xem xét công tác nhân sự và các vấn đề quan trọngSinh viên xuất sắc có cơ hội làm việc tại Ủy ban kiểm tra Trung ương

Hôm nay (2/10), Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa  XII khai mạc tại Thủ đô Hà Nội và kéo dài đến ngày 6/10. Tham dự hội nghị có 223 đại biểu, trong đó có 196 Ủy viên Trung ương.

Tại Hội nghị lần này, Trung ương sẽ xem xét các nội dung: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; Tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2019; Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương; thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng; xem xét công tác nhân sự cùng các nội dung quan trọng khác.

Dự kiến, Trung ương sẽ kết luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội  và dự toán ngân sách năm 2019; ban hành Nghị quyết Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam...

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 7. Ảnh minh họa

Trước đó, sáng 28/9, tại buổi họp báo thông tin về Hội nghị Trung ương 8, liên quan tới việc giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước, ông Lê Quang Vĩnh - Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng cho biết: Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa từ trần, quyền hạn trách nhiệm Chủ tịch nước theo Hiến pháp quy định. Bộ Chính trị đã phân công bà Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ quyền Chủ tịch nước. Vì thế việc Trung ương có xem xét, quyết định việc giới thiệu nhân sự bầu Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 8 còn tùy thuộc quá trình chuẩn bị của các cấp có thẩm quyền. Đồng thời nhấn mạnh, quyền giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước để Quốc hội bầu là việc hệ trọng của Quốc gia, của Đảng cho nên cần được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng theo đúng quy định.

Tại Hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương xem xét quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.

Ông Vũ Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (Ban Tổ chức Trung ương) cho biết, quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên được chuẩn bị từ đầu năm, đến nay cơ bản đã hoàn thành sau khi tham vấn, xin ý kiến để chỉnh lý dự thảo trước khi trình Trung ương.

Theo tinh thần chỉ đạo, quy định này được thiết kế nhấn mạnh đến các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, trong đó có quy định chung cho cán bộ, đảng viên là: Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.

Quy định trách nhiệm nêu gương của từng Ủy viên được xây dựng theo nguyên lý: “có xây có chống, xây trước, chống sau”. Theo đó, các đồng chí Ủy viên phải gương mẫu thực hiện 9 điểm liên quan đến mối quan hệ với Đảng, Tổ quốc, nhân dân, chức trách, nhiệm vụ, gia đình…

Quy định “chống” để thực hiện trách nhiệm nêu gương được xây dựng theo nguyên lý “từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân (không nên làm, không được làm) và kiên quyết chống.

 “Song song với quy định mới này, Quy định 101/QĐ-TW của Ban Bí thư Trung ương (Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp) và Quy định 105/QĐ-TW năm 2017 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử) vẫn phát huy tác dụng và được thực hiện”, ông Vũ Thanh Sơn nhấn mạnh.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TIN MỚI

Return to top