ClockThứ Hai, 21/09/2020 15:12

Vẫn chuyện cây xanh đô thị

TTH - Đến chiều 20/9, sau hơn 2 ngày bão số 5 quét qua, trên một số tuyến đường ở TP. Huế, cây xanh ngã đổ vẫn ngổn ngang, dù ngay sau bão, Công ty CP Môi trường & Công trình đô thị Huế đã huy động 600 công nhân dọn dẹp, phong quang đường sá.

Nghiên cứu trồng hệ thống cây xanh công cộng bền vững

Cây xanh gãy đổ trên đường Yết Kiêu sao bão số 5

Với cường độ mạnh như cơn bão số 5, thiệt hại là điều không tránh khỏi, kể cả cây xanh đô thị. Nhiều cây cổ thụ vững chãi, bề thế bị bão quật ngã. Tuy nhiên, việc cây xanh ngã, đổ nhiều trong bão lại là vấn đề đã được cảnh báo, trước tình trạng cây xanh được trồng chưa đúng quy chuẩn, thiếu chăm sóc thường xuyên, thiếu đồng bộ mà việc cắt cây, xén cành trước mùa mưa bão chỉ là giải pháp tình thế.

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, trên địa bàn TP. Huế hiện đang có nhiều loài cây xanh có tỷ lệ nguy cơ cao về gãy đổ trong điều kiện thời tiết không bình thường (mưa, bão) như phượng đỏ, phượng vàng, me tây, so đo cam, bằng lăng... Trao đổi với chuyên gia cây xanh, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Xuân Cẩm sau bão, ông cho biết, phần lớn cây xanh ở Huế ngã đổ trong bão số 5 là cây phượng vàng. Đây là loài cây dễ trồng, nhanh lớn, có hoa đẹp nhưng giòn, dễ gãy, đổ, trong khi nó đang chiếm khoảng 70% tỷ lệ cây xanh của đô thị Huế.    

Những bất cập khác, báo chí cũng đã nhiều lần đề cập như tình trạng cây xanh tự phát, do người dân trồng. Trong nhiều thời điểm, nhiều vị trí, cây xanh được trồng chưa đúng cách. Thực tế là sau bão số 5, một số cây xanh ngã đổ lộ ra phần bầu (gốc cây) còn nguyên tấm bọc quanh rễ... Những nguyên nhân chủ quan này dẫn đến cây xanh đô thị thiếu an toàn trước thiên tai. Vấn đề cũng đã được dư luận, các chuyên gia đánh động trước mùa bão năm nay, khi tại một số tỉnh, thành, cây xanh đô thị ngã đổ gây chết người. Riêng  ở TP. Huế, dù giữa mùa hè, một số cây xanh (phượng, bồ đề)  bỗng bật gốc, ngã đổ, gây lo ngại.

Việc chăm sóc cây xanh đô thị, theo cơ quan quản lý là được tiến hành thường xuyên, đặc biệt trước mùa mưa bão. Song vẫn còn lượng không ít cây xanh trong khuôn viên nhà dân, trụ sở cơ quan, tại khu quy hoạch...chưa bàn giao cho đơn vị chuyên môn quản lý. Chưa kể việc chọn cây gì, trồng như thế nào, công tác chăm sóc, cắt mé lượng cây tự phát này đang dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện. Ngay cả số cây xanh đã được đưa vào diện quản lý thì công tác chăm sóc cũng gặp khó khăn như thiếu nhân lực, thiếu kinh phí…

Những ngày tới, công tác phục hồi cây xanh đô thị sau bão sẽ phải tiếp tục, kèm theo sự tốn kém về công sức, tiền bạc. Thành phố tiêu điều khi cây xanh bị tàn phá chắc chắn phải mất nhiều thời gian hoàn tác. 

Cùng với đó, việc đánh giá thiệt hại song song đánh giá hiện trạng cây xanh đô thị cũng cần đặt ra rốt ráo, quyết liệt để có giải pháp chiến lược, đồng bộ. Đó là trồng cây gì, trồng như thế nào, quản lý, chăm sóc ra sao.

Với ảnh hưởng thất thường của khí hậu, bão, lụt sẽ ngày càng khó lường về tần suất, cường độ. Giải pháp an toàn, bền vững cho hệ thống cây xanh đô thị, hạn chế thấp nhất thiệt hại, gây tốn kém, ảnh hưởng dân sinh, môi trường… trong thiên tai là bài toán cấp bách đặt ra.

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đô thị hướng biển

Không chỉ tự hào vốn quý từ đô thị di sản, Huế còn có “kho báu” không gian ven biển trải dài 120km để đột phá trở thành trụ cột mới trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) ở khu vực miền Trung.

Đô thị hướng biển
Thành phố “thay áo” mới

2024 là năm có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo NQ 54-NQ/TW của Bộ Chính trị. Vì vậy, thành phố Huế tập trung các nguồn lực, chỉ đạo thực hiện các dự án (DA) trọng điểm về phát triển, mở rộng không gian đô thị, nhằm tạo tính kết nối giữa hai quận Bắc và Nam thành phố.

Thành phố “thay áo” mới
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

TIN MỚI

Return to top