ClockChủ Nhật, 03/11/2019 11:35

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề lớn trong tuần làm việc thứ 3

Nội dung trọng tâm trong tuần làm việc thứ ba của Kỳ họp thứ 8 (từ 4-8/11) là hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội. Đây là nội dung đặc biệt quan trọng của Kỳ họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.

Tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIVKỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Hai luồng ý kiến khác nhau về số lượng cấp phó Hội đồng Nhân dânKỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Tạo cơ sở pháp lý để Kiểm toán Nhà nước thực hiện phòng, chống tham nhũngKỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Đổi mới công tác xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chứcKỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV diễn ra trong 28 ngày

Diễn ra trong 3 ngày, từ 6-8/11, các đại biểu Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn 4 nhóm vấn đề lớn về Nội vụ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông.

Quang cảnh kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV ngày 1/11/2019. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Ngoài trách nhiệm trả lời chất vấn chính của bốn Bộ trưởng, theo thông lệ của Kỳ họp cuối năm, vào cuối phiên chất vấn, Thủ tướng Chính phủ sẽ đăng đàn trả lời những nội dung mà các đại biểu chất vấn. Cùng với đó, các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực liên quan; Bộ trưởng các bộ khác, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Tổng Thanh tra Chính phủ... sẽ tham gia trả lời chất vấn, giải trình để làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan.

Phương thức chất vấn giữ nguyên như tại kỳ họp trước với tinh thần “hỏi nhanh đáp gọn”. Đại biểu sẽ có 1 phút để nêu chất vấn, đi thẳng vào vấn đề. Thời lượng cho mỗi câu trả lời là 3 phút. Sau khi có từ 3 - 4 đại biểu đặt câu hỏi thì chủ tọa điều hành phiên chất vấn sẽ yêu cầu bộ trưởng trả lời.

Một nội dung quan trọng khác, Quốc hội dành một ngày rưỡi (từ 4/11- hết sáng 5/11) để thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019.

Trong tuần làm việc, các đại biểu Quốc hội sẽ nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thư viện và thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thí điểm biện pháp xử lý vật chứng và tài sản trong vụ án tham nhũng

Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự vừa được Quốc hội thông qua quy định việc thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa trong quá trình giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ việc, vụ án hình sự thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Thí điểm biện pháp xử lý vật chứng và tài sản trong vụ án tham nhũng
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV:
Quốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024

Ngày 26/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Thanh tra Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024. Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Quốc hội nghe báo cáo về phòng chống tham nhũng năm 2024

TIN MỚI

Return to top