ClockThứ Tư, 08/06/2016 14:18

Giật mình, rồi sao nữa?

TTH - Khi những thông tin về tai nạn thương tâm của hai đứa trẻ đến từ Bắc Cạn do chìm tàu du lịch trên sông Hàn (Đà Nẵng) vẫn chưa lắng xuống thì trong ngày 6/6, người dân ở Huế lại bàng hoàng trước hung tin 5 học sinh bị đuối nước ở Phú Vang. Theo thông tin từ phóng viên Báo Thừa Thiên Huế, 5 học sinh là anh em chú bác ruột tại Dương Nổ (xã Phú Dương) đã bị trượt chân rơi xuống sông khi rủ nhau đi câu cá và dù đã cố gắng nhưng chỉ có 2 trong số đó được người dân cứu được. Trưa cùng ngày, 2 em khác ở Diêm Tụ (xã Vinh Thái) cũng bị đuối nước khi đi bắt ốc và sứa tại một hói nước gần cầu Trường Hà...

Thêm hai trẻ đuối nước khi đi bắt nuốt3 đứa trẻ trong một gia đình chết đuối trên sông

Những tai nạn này lại một lần nữa làm người lớn giật mình. Cùng với việc xót xa và chia sẻ nỗi mất mát, nhiều bậc phụ huynh đã trao đổi rằng, họ cảm thấy cần cẩn trọng hơn trong việc để mắt đến con cái. Cuộc sống ngoài vòng tay cha mẹ quả là có lắm rủi ro, song không ai nắm tay mãi được cả ngày. Thế nên thay vì cách chọn lối quan tâm thụ động, nhiều ông bố, bà mẹ đã chọn cách dạy trẻ biết lựa chọn thái độ sống, biết cách ứng xử với các tình huống không hay có thể xảy ra. Những “Học kỳ trong quân đội”, những lớp tập võ, lớp tập bơi, học đàn... đã có số lượng thanh, thiếu niên đông hơn. Kể cả những khóa học thể thao thông thường như bóng bàn, ten – nít cũng được đưa vào danh sách lựa chọn. Nhưng đây không phải là giải pháp mà gia đình nào cũng có thể chọn lựa vì nó phải có những điều kiện cụ thể kèm theo.

Đây cũng là lý do mà nhiều người đã đặt vấn đề trở lại về việc quan tâm đến hoạt động hè và việc tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ em, ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ thành thị đến nông thôn để làm thế nào hướng con trẻ đến những không gian lành mạnh nhất mà người lớn có thể tạo điều kiện được, chẳng hạn như thư viện, sân bóng, vùng bơi an toàn... từ đó, hạn chế được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra cũng như hạn chế hay kiểm soát được thời gian trẻ dành phần lớn thời gian vào các trò chơi hay tìm kiếm các thông tin trên các trang web không lành mạnh từ thế giới mạng. Trước đó, là những bài học về kỹ năng mềm cần được trang bị ngay từ trong trường học mà việc học bơi là một ví dụ, và cũng cần được tăng cường, mở rộng thêm cho học sinh trên tất cả các địa bàn.

Kỳ nghỉ hè cũng là lúc vai trò của tổ chức Đoàn, Đội cần được phát huy với những buổi sinh hoạt cụ thể, thiết thực và hiệu quả hơn chứ không nên chỉ là những buổi sinh hoạt chung chung. Có vẻ như những buổi dã ngoại với những kiến thức chung về vượt dốc, leo núi, cắm trại hay đơn giản hơn như là kỹ thuật buộc dây, sơ cứu, sinh hoạt nhóm... cũng chưa được quan tâm, hoặc nếu có, cũng chưa tạo được sức hút với trẻ. Vì thế cũng là điều dễ hiểu khi con em của chúng ta vẫn còn có phần ngơ ngác, lúng túng ngay cả với những điều dễ dàng nhất. Vì thế cho nên, thay vì giật mình chỉ để lại giật mình tiếp theo nữa, điều thực sự đáng quan tâm vẫn là chúng ta đã trao thêm cho con em mình những kỹ năng gì để bước vào cuộc sống.

Lê Nguyễn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều trẻ em thiếu kỹ năng sống

Những vụ tai nạn liên tiếp xảy ra trong đầu năm 2023 với nạn nhân là trẻ em cho thấy, trẻ em trong thời đại hiện nay đang quá thiếu về kỹ năng sống.

Nhiều trẻ em thiếu kỹ năng sống
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Thừa Thiên Huế đặc biệt chú trọng giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống (KNS) cho học sinh gắn với thực hiện Thông tư 04/2014/TT - BGD về quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa của Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Thông tư 04).

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

TIN MỚI

Return to top