ClockThứ Tư, 23/02/2022 15:39

“Bài học” từ sự ghen tuông vô cớ

TTH - Ghen tuông vô cớ, dẫn đến phạm tội hình sự, phải chịu hình phạt của pháp luật đã đành, các bị cáo còn gây nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình.

Ngày 16/11/2020, tại khu vực bờ kè thuộc thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà (nay là TP. Huế), Nguyễn Thị Bé, Lê Công, Đặng Thị Thùy Trang, Đặng Thị Thu Hà, Đào Trọng Tuyển, Huỳnh Trọng Khởi và anh Phạm Hùng đang ngồi nhậu với một số người bạn. Trong lúc ngồi nhậu, Bé thấy anh Phạm Hùng (người sống chung, không đăng ký kết hôn và có con chung với Nguyễn Thị Thùy Trâm) điều khiển xe mô tô chạy ra khỏi quán.

Do nghi ngờ anh Hùng đi gặp gỡ người phụ nữ khác, Bé điện thoại báo tin cho Trâm biết. Trâm rủ Công, Bé, Trang đi đánh dằn mặt. Khi đến cuối bờ kè thấy anh Hùng và chị H. đang đứng nói chuyện thì Trâm, Công, Bé, Trang đã có lời nói xúc phạm, dùng tay túm tóc, tát vào mặt chị H., dùng dép đánh vào bộ phận nhạy cảm, lột áo quần, quay video. Sau đó cả nhóm rời khỏi hiện trường, bỏ mặc chị H. trong tình trạng không mặc áo quần. Nạn nhân đã trình báo sự việc tại Công an xã Hải Dương

Hậu quả: Hành vi của các bị cáo đã gây thương tích và rối loạn tâm thần cho nạn nhân với tỷ lệ tổn thương cơ thể chung là 29%. Đặng Thị Thu Hà, Đào Trọng Tuyển và Huỳnh Trọng Khởi biết việc đi đánh dằn mặt chị H., nhưng không can ngăn mà giúp sức cho Trâm, Công, Bé, Trang thực hiện hành vi phạm tội (trong đó, Hà quay video cảnh làm nhục, còn Tuyển và Khởi điều khiển xe mô tô chở các bị cáo trong nhóm đi và về).

Hội đồng xét xử TAND thị xã Hương Trà nhận định: Các bị cáo đều là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, nhận thức được việc xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự và sức khỏe của người khác là bị pháp luật nghiêm cấm, nhưng vẫn cố tình thực hiện. Hành vi phạm tội của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, bị hại bị tổn thương cơ thể, bị bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, mất uy tín với bạn bè, người thân, bị tổn thương cơ thể và rối loạn tâm thần. Lỗi của các bị cáo là lỗi cố ý trực tiếp nên đều phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình.

Tuy nhiên, hội đồng xét xử cũng áp dụng nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho các bị cáo, theo quy định của pháp luật, trong đó xem xét hành vi của các bị cáo là nhất thời phạm tội. Các bị cáo đã chủ động bồi thường thiệt hại cho người bị hại tổng cộng 95 triệu đồng (bị hại đã nhận đủ và không yêu cầu gì thêm). Người bị hại có đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo.

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, căn cứ các quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử TAND thị xã Hương Trà tuyên bố các bị cáo Lê Công, Nguyễn Thị Thùy Trâm, Đặng Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Bé, Đặng Thị Thu Hà phạm tội “làm nhục người khác” và tội “cố ý gây thương tích”; phạt Công tổng cộng 18 tháng tù, phạt Trâm tổng cộng 13 tháng tù, phạt Trang tổng cộng 12 tháng tù, phạt Bé tổng cộng 9 tháng tù, phạt Hà 15 triệu đồng về tội “làm nhục người khác” và 6 tháng tù về tội “cố ý gây thương tích”.

Đối với Đào Trọng Tuyển và Huỳnh Trọng Khởi phạm tội “cố ý gây thương tích”, tòa phạt mỗi bị cáo 6 tháng tù, cho hưởng án treo

Như vậy, vì ghen tuông vô cớ, dẫn tới hành vi phạm tội đáng tiếc, phải chịu hình phạt của pháp luật đã đành, các bị cáo còn gây ra nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình. Bị cáo Trâm có con nhỏ mới sinh (30/5/2020), bị cáo Trang bị khuyết tật nặng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khó khăn trong vận động…, nay lại phải “ngồi” tù.

Vụ án là bài học không chỉ cho những người trong cuộc, mà là lời nhắc nhở cho tất cả mọi người trong cách cư xử phải biết kiềm chế, nhất là phải tuân thủ pháp luật.

Duy Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bài học cần thiết với tuyển Việt Nam

Qua 2 trận đấu tại Giải giao hữu quốc tế LPBank Cup 2024, đội tuyển Việt Nam của HLV Kim Sang-sik đã có thêm những thử nghiệm và rút ra nhiều bài học trong giai đoạn chuẩn bị cho ASEAN Cup 2024.

Bài học cần thiết với tuyển Việt Nam
Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là một dấu mốc chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. 79 năm đã qua nhưng những bài học, kinh nghiệm quý báu của Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị thời đại, nhất là bài học về giữ vững độc lập chủ quyền dân tộc.

Cách mạng Tháng Tám và bài học bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc
Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học

Đó là tên cuốn sách thứ năm của TS. Chu Đức Tính (nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) viết về Bác Hồ. Tác giả là một trong số không nhiều những nhà nghiên cứu chuyên sâu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tâm nguyện “nhằm chứng minh một chân lý đã được khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người cộng sản mẫu mực, một lãnh tụ nói đi đôi với làm” - như tác giả đã tâm sự đầu cuốn sách.

Bác Hồ - Những câu chuyện và bài học
Bản án thích đáng cho kẻ ghen tuông vô cớ

Ngày 5/6, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Ngô Gia Kỳ (SN 1987, trú tại 47/393 Bùi Thị Xuân, phường Thuỷ Biều, TP. Huế) về tội "Giết người".

Bản án thích đáng cho kẻ ghen tuông vô cớ
Bài học từ việc ép bạn uống bia

Vì lý do nhỏ nhặt, ép bạn uống bia đã xảy ra mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả, để rồi người trọng thương, người rơi vào cảnh tù tội, tình bạn bị cắt đứt chỉ vì ly bia. Đây là lời cảnh tỉnh về hậu quả bi thảm khi con người đánh mất bản thân, khi sự hung hăng và thiếu tôn trọng được đặt lên trên giá trị đạo đức và lẽ phải.

Bài học từ việc ép bạn uống bia

TIN MỚI

Return to top