ClockThứ Năm, 16/12/2021 07:00
KỶ NIỆM 75 NĂM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN (19/12/1946-19/12/2021)

Những ngày tháng hào hùng - kỳ 1: Tiến công nổi dậy

TTH - LTS: Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày toàn quốc kháng chiến, Báo Thừa Thiên Huế khởi đăng bài viết 3 kỳ của Nhà báo Phạm Hữu Thu, phản ánh không khí hào hùng của quân và dân Thừa Thiên Huế trong những ngày đầu kháng chiến...

Ký ức ngày vềTuần phim kỷ niệm 70 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến

Nửa đêm về sáng ngày 20/12/1946, đúng 2 giờ 30 phút, từ Kỳ đài Huế, khẩu sơn pháo 75 ly điểm hỏa. Và tiếp đó là tiếng nổ lớn dội lên từ phía cầu Trường Tiền báo hiệu cuộc tấn công của dân-quân Thừa Thiên Huế vào các vị trí của quân Pháp bắt đầu.

Ông Nguyễn Phước (trái) và tác giả

Còi báo động im bặt bởi một tiếng nổ lớn từ phía Nhà Đèn. Huế chìm trong bóng tối. Trên cửa Thượng Tứ, Bộ chỉ huy Mặt trận Huế: Nguyễn Chí Thanh, Trần Hữu Dực, Hoàng Anh, Hà Văn Lâu, Trần Quý Hai, Hoàng Điền... hướng sang bờ Nam sông Hương quan sát.

Sau những ngày ngụy trang, bí mật ém quân, bộ đội, tự vệ đồng loạt tấn công vào các vị trí đồn trú của quân Pháp như: khách sạn Morin, nhà Antiquites, garage le Croix, nhà hàng Chaffanjon, Sở Công chánh, khách sạn Thanh Minh, nhà Marbeuf, Viện Dân biểu, Trường Perllerin, Trường Khải Định (nay là Trường Quốc Học)…

Ở khu vực tây nam, quân ta phân thành 2 cánh. Một từ cung An Định đánh lên và một từ Ecolepratique - Trường Kỹ nghệ thực hành đánh xuống mục tiêu Providence (nay là Trường đại học Khoa học Huế).

Tại khu vực ngã 5, quân ta phá 1 xe Jeep và 1 xe vận tải quân sự; tại đầu cầu Nam Giao, 2 xe bọc thép bị phá; ở khu vực miếu Đại Càn 1 xe bọc thép cũng bị hư hại. Khi chúng đưa quân nhằm tái chiếm Nhà Đèn, quân ta ngoan cường chống trả, diệt nhiều tên và phá hỏng 2 xe thiết giáp...

Súng nổ. Lửa ở khu vực Trường Khải Định ngùn ngụt bốc cao, sáng rực cả dòng sông Hương. Nhân dân vùng Thành nội và dọc phố Paul Bert (nay là đường Trần Hưng Đạo) reo hò, cổ vũ: “Cháy rồi! Cháy kho xăng rồi!”. 

Ông Nguyễn Phước, cựu Chính trị viên Đại đội Quyết tử quân cho biết, đêm đó, đơn vị ông (được tăng cường 1 trung đội tự vệ) từ Trường Đồng Khánh tấn công sang nhưng chỉ chiếm được một nửa Trường Khải Định. Sáng hôm sau (20/12), từ khu Hội chợ (nay là Văn phòng Đại học Huế), nơi đồn trú của Đại đội xe thiết giáp số 6, Pháp dùng 2 G.M.C, có xe thiết giáp dẫn đầu đưa quân xuống cứu viện. Xe thiết giáp húc vào đống chướng ngại vật mà quân ta trước đó đã dựng trong đêm. Bom nổ, xe bị lật nhào. Quân địch bỏ chạy, ta truy kích. Để giải cứu, Pháp cho thêm 2 xe bọc thép cắt đường rút của quân ta. Thấy thế, Chính trị viên trung đội Huỳnh Thế Điểu cùng Tô Thế Định (một học viên của Trường Quân chính Nhượng Bạn mới bổ sung) ôm bom ba càng đâm vào chiếc xe bọc thép. Chính trị viên Huỳnh Thế Điểu hy sinh.

Bị đánh phủ đầu, mãi đến trưa ngày 20/12/1946, quân Pháp mới tổ chức phản công.

Chúng tấn công Nhà Đèn nhưng do bị thương vong nhiều nên rút lui. Đến lúc này ta đã làm chủ ngã tư Trường Kỹ nghệ, kiểm soát bờ sông An Cựu, chiếm ngã 5 miếu Đại Càn, chiếm khách sạn Thanh Minh…

Sau khi đã phá Nhà máy đèn vào rạng sáng ngày 20/12, chiều cùng ngày, quân ta tiếp tục phá Nhà máy nước Vạn Niên và một số cầu cống nhằm hình thành thế trận chia cắt địch, bao vây địch.

Theo thỏa thuận của Hiệp ước sơ bộ 6/3/1946, binh sĩ thuộc Trung đoàn bộ binh số 23 của Pháp đồn trú trong gần 20 vị trí theo hình tam giác: Morin - Ga Huế - Provindence.

Ngay trong ngày đầu tiên, quân ta chỉ với vũ khí thô sơ nhưng bằng tinh thần quả cảm đã chiến đấu làm tiêu hao sinh lực địch, nhưng do địch cố thủ trong các tòa nhà vững chắc chờ viện binh nên quân ta rút khỏi những vị trí đã xâm nhập nhằm bố trí lại lực lượng.

Sau nhiều ngày giằng co, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ, lúc này kiêm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Nguyễn Chí Thanh triệu tập hội nghị và đi đến quyết định chia Mặt trận Huế thành 3 khu để chủ động bao vây, khống chế địch.

Ban Chỉ huy Trung đoàn Trần Cao Vân như Trung đoàn trưởng Hà Văn Lâu ở khu A, Trung đoàn phó Trần Gia Hội ở khu B và Tham mưu trưởng Phùng Đông ở khu C.

Theo đó, Khu A ở phía tả ngạn sông Hương do Trung đoàn trưởng Trung đoàn Trần Cao Vân, kiêm Chỉ huy trưởng Mặt trận Huế - Hà Văn Lâu phụ trách.

Trấn giữ Khu A là Tiểu đoàn 17 do ông Võ Lương làm Tiểu đoàn trưởng.

Phía hữu ngạn sông Hương, căn cứ vào tình hình lúc bấy giờ, được phân thành 2 khu. Khu B quy ước từ Morin - Trường Tiền - Đập Đá - miếu Đại Càn do Tiểu đoàn trưởng Tiếp phòng quân Thuận Hóa - Lê Khánh Khang phụ trách.

Tiểu đoàn 16 trấn giữ Khu C, kéo dài từ Nam Giao - Ga Huế đến Long Thọ do Tỉnh đội trưởng Dân quân Trần Chí Hiền phụ trách. Trấn giữ khu C là Tiểu đoàn 16 do ông Huỳnh Điểu làm Tiểu đoàn trưởng.

Như vậy là trong đêm nổ ra chiến sự ở Mặt trận Huế, ngoài 2 Tiểu đoàn: 16, 17 trực thuộc Trung đoàn Trần Cao Vân còn có Tiểu đoàn Tiếp phòng quân và lực lượng tự vệ thị xã Thuận Hóa tham gia.

   Phạm Hữu Thu

Kỳ 2: Vũ khí thô sơ tinh thần quả cảm

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xứng đáng với truyền thống hào hùng

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân về truyền thống đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân - dân và truyền thống tốt đẹp của BĐBP tỉnh trong sự nghiệp xây dựng, quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển.

Xứng đáng với truyền thống hào hùng
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2: Tri Ân

Những ai trân quý quá khứ hào hùng của dân tộc, nhớ về những người hy sinh có thể ghé thuyền dâng một nén hương vì cần biết rằng, dưới làn nước xanh thẳm kia là xương cốt của nhiều liệt sĩ mà đến nay thân nhân họ không còn cơ hội kiếm tìm.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2 Tri Ân
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1: Dòng sông máu

Mỗi khi nhắc đến sông Hai Nhánh, mấy anh em từng thoát ly tham gia kháng chiến, chúng tôi đều ước mong có dịp quay trở lại địa điểm được ghi nhận là ác liệt nhất khi từ đồng bằng lên hậu cứ. Được Bí thư Thị ủy Hương Thủy Lê Ngọc Sơn giúp đỡ và đích thân Chủ tịch UBND xã Dương Hòa Lê Văn Thức trực tiếp đưa đi, cuối cùng chúng tôi toại nguyện.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1 Dòng sông máu
Hồi ức hào hùng về những tháng năm đấu tranh không ngủ

Trải qua nhiều năm tháng, những người đã sống và dấn thân trong phong trào học sinh - sinh viên (HSSV), phong trào đấu tranh đô thị ở Huế thập niên 60, 70 như nhà thơ Võ Quê vẫn nhớ như in những hồi ức hào hùng. Đó là những năm tháng xuống đường “đấu tranh không ngủ”.

Hồi ức hào hùng về những tháng năm đấu tranh không ngủ
Ký ức tuổi trẻ trong mùa xuân lịch sử

Mỗi dịp kỷ niệm đại thắng mùa Xuân năm 1975, thế hệ cha ông lại bồi hồi nhớ về những năm tháng chiến đấu giành độc lập. Trong những trang vàng lịch sử dân tộc đó, không thể không kể đến lực lượng thanh niên, sinh viên và học sinh trong Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968.

Ký ức tuổi trẻ trong mùa xuân lịch sử

TIN MỚI

Return to top