ClockThứ Sáu, 27/07/2018 07:00

Họ là người lính Cụ Hồ

TTH - Họ chỉ là 3 trong số hàng trăm thương binh không chịu khuất phục bệnh tật, có ý chí vươn lên, sống có ích trở thành người chồng, người cha gương mẫu, là điển hình về sản xuất kinh doanh giỏi, năng nổ trong các hoạt động địa phương vừa vinh dự được tham dự hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2018.

Những người lính vẫn chưa trở vềNghĩa tình người línhChuyến tác nghiệp đặc biệt

Ông Nguyễn Viết Tiến, cựu binh làm kinh tế giỏi

1. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo có truyền thống cách mạng ở thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang, có mẹ tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba, thanh niên trẻ Nguyễn Viết Tiến (tên thường gọi là Tiên) xung phong nhập ngũ năm 1978, rồi lên đường đi chiến đấu ở Campuchia. Trở về từ chiến trường Campuchia năm 1979 với thương tật 61%, người thương binh ấy đã rất nỗ lực để vươn lên trong cuộc sống. Ông Tiến nhớ lại: “Lúc ấy, tôi bị thương mất đi một bàn chân, đi đứng không bình thường, cũng mặc cảm không dám lập gia đình. Nhưng được sự động viên của gia đình, bạn bè, tôi đã kết duyên cùng một cô giáo mầm non, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

Buổi ban đầu lắm gian nan và vất vả, vợ chồng ông Tiến quyết định lập nghiệp trên vùng cát trắng của xã Phú Đa. Thôn Viễn Trình lúc ấy còn hoang sơ lắm, xung quanh là vùng cát, đất đai bạc màu, vợ chồng ông đã tốn bao công sức khai hoang, bồi đắp màu mỡ. Ông Tiến kể: “Tôi là một trong những người đầu tiên lập nghiệp ở vùng đất Viễn Trình này. Đi lên từ hai bàn tay trắng, vợ chồng tôi sống trong ngôi nhà nhỏ mái tranh, cột tre trên vùng cát. Khó khăn trăm bề nhưng chúng tôi quyết tâm phủ xanh vùng đất này, trồng hoa màu, chăn nuôi lợn gà, cuộc sống dần khấm khá hơn. Để có được ngày hôm nay, tôi phải cảm ơn những năm tháng rèn luyện trên chiến trường”.

Sau bao năm gầy dựng, trên mảnh đất thấm đẫm mồ hôi và sức lực của đôi bàn tay người thương binh ấy đã đơm hoa, kết trái. Vùng đất bạch sa ngày ấy bây giờ được phủ xanh bằng màu xanh của giàn mướp, bông lý, đậu cô ve, khoai lang, ớt... Cùng với công việc khoan giếng nước và chăn nuôi lợn, mỗi năm, gia đình ông Tiến thu nhập trên 150 triệu đồng. Ông Tiến được UBND huyện Phú Vang tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

2. Mới 18 tuổi, chàng thanh niên trẻ Lê Thanh Hàng (xã Thượng Long, huyện Nam Đông) lên đường sang Campuchia làm nhiệm vụ quốc tế. Với những thành tích trong chiến đấu, năm 1982, ông được Bộ trưởng Bộ quốc phòng tặng bằng khen hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tại ngũ, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc; được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Campuchia tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Ba năm 1989.

Trở về từ chiến trường, thương binh Phạm Diễn mưu sinh bằng nghề sửa xe

Xuất ngũ năm 1982, người cựu binh ấy bắt tay vào phát triển kinh tế. Mạnh dạn vay vốn, ông Hàng trồng keo, cao su, lúa nước, sắn và hoa màu với tổng diện tích 4,6 ha; tham gia tập huấn kỹ thuật để đầu tư chăn nuôi nhằm tận dụng nguồn phân bón trồng rau màu. Công việc nhiều, ông làm không ngơi tay. Từ mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thả cá, trồng rừng, rau màu, gia đình ông Hàng thu nhập 100 triệu đồng, trong đó lãi ròng 50 triệu đồng mỗi năm. 

Ông Hàng chia sẻ: “Là người lính trở về sau chiến tranh, tôi luôn nung nấu ý chí làm giàu, quyết tâm đem lại “cơm ăn, áo mặc” cho gia đình như di chúc của Bác Hồ, ấy là góp phần giảm gánh nặng cho xã hội. Đó cũng là điều mà đến tận bây giờ, khi đã có của ăn, của để tôi vẫn suy nghĩ, trăn trở và tìm cách làm theo, ít nhất là cho gia đình mình”.

3. Ông Phạm Diễn (phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy) cũng tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia từ năm 1978 đến 1982, khi mới 21 tuổi. Trở về quê hương với thương tật 63%, ông Diễn là thương binh loại 2/4. Ông Diễn cho hay: “Tôi nhập ngũ, trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và chiến trường Campuchia. Trong những ngày chiến đấu chống quân Pol Pot ác liệt vào năm 1979, đơn vị tôi bị trúng mìn, nhiều đồng đội đã hy sinh, tôi bị thương và mất 1/3 chân trái. Tôi được Bộ Quốc phòng tặng bằng khen Dũng sĩ cứu quốc”.

Sau khi xuất ngũ, ông Diễn trở về địa phương, lập gia đình. Bị thương tật, đi lại khó khăn nhưng ông không chán nản mà quyết tâm khắc phục khiếm khuyết, tìm kiếm công việc phù hợp với mình. Từ năm 1983, ông học nghề sửa xe rồi mở tiệm sửa xe, rửa xe tại nhà, vừa phụ vợ làm nông, buôn bán. Nhờ chăm chỉ, cần cù, cuộc sống gia đình ông Diễn ngày càng ổn định, các con đều đã trưởng thành, lập gia đình và có công việc ổn định, đó là phần thưởng lớn nhất của ông.

Được tham dự hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2018 vừa được tổ chức tại Vũng Tàu, cả ba cựu chiến binh đều cảm thấy vinh dự, phấn khởi. Ông Diễn tâm sự: “Giây phút nhận bằng khen tại hội nghị, tôi bồi hồi nhớ đến những năm tháng tuổi trẻ được lên đường vì Tổ quốc, nhớ những đồng đội cùng chiến đấu, đã hy sinh. Chúng tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước vẫn không quên chúng tôi, những người lính Cụ Hồ năm xưa”.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp

Công ty TNHH Baosteel Can Making (Huế Việt Nam) được nhận giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lý Khu Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cấp (nay là Ban Quản lý Khu Kinh Tế, Công nghiệp TP. Huế) vào ngày 18/6/2015. Nhà máy được đặt tại Lô B-13, Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy, TP. Huế. Đây là doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài (tổng vốn đầu tư là 84.833.300 USD) với ngành nghề đặc thù - ngành sản xuất lon nhôm duy nhất tại TP. Huế đến nay.

Baosteel Huế cùng hành trình 10 năm phát triển và đóng góp
Dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế:
Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân

Chính quyền địa phương cùng nhà đầu tư đã nhiều lần ngồi lại, tìm giải pháp hướng đến lợi ích cho người dân trên cơ sở đúng pháp luật khi tiến hành giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Khu liên hợp sản xuất, lắp ráp Kim Long Motors Huế. Bên cạnh đó, vẫn rất cần sự đồng thuận của người dân để tháo gỡ vướng mắc, đáp ứng tiến độ.

Giải phóng mặt bằng đảm bảo lợi ích hợp lý cho người dân
Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

Năm 2025, Nhà máy xi măng Đồng Lâm phấn đấu sản xuất và tiêu thụ 1,5 triệu tấn clinker và hơn 1,4 triệu tấn xi măng. Để đạt kết quả này, Công ty CP xi măng Đồng Lâm triển khai nhiều giải pháp về nguồn cung nguyên liệu, đổi mới công nghệ và bước đầu đã đem lại kết quả tích cực.

Đồng Lâm chủ động các kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm

TIN MỚI

Return to top