ClockThứ Tư, 06/07/2011 17:17

Xung quanh việc đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho liệt sĩ Hoàng Xuân

TTH - Ông Lê Văn Chớ, cựu chiến binh Trung đoàn bộ binh 2 (812) Quân khu Trị Thiên có thư gửi Báo Thừa Thiên Huế: "Năm 2007, chúng tôi về xã Điền Lộc tìm lại các gia đình cách mạng đã quên mình nuôi giấu, che chở cho hàng trăm thương binh. Đến thăm thân nhân liệt sĩ Hoàng Xuân (nguyên Chính trị viên xã đội xã Phong Phú, nay là xã Điền Lộc, huyện Phong Điền), được xem tập hồ sơ đề nghị truy tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) cho liệt sĩ Hoàng Xuân do gia đình và Đảng ủy xã Điền Lộc đề nghị, chúng tôi rất xúc động vì công lao, sự hy sinh của anh đối với đất nước thật to lớn. Chúng tôi cùng gia đình có nhiều văn bản gửi cho Đảng, Chính phủ, Cục Chính trị quân đội, Cục Chính trị Quân khu 4, nhưng đến ngày 10-4-2011, nhận được trả lời của Phòng Tuyên huấn Quân khu 4 nội dung: hồ sơ đề nghị truy tặng anh hùng cho liệt sĩ Hoàng Xuân chưa có đề nghị của địa phương huyện Phong Điền và tỉnh Thừa Thiên Huế gửi cho Quân khu. Chúng tôi vô cùng thất vọng"...

Cống hiến của liệt sĩ Hoàng Xuân

 

Theo nội dung thư ông Chớ, trong cuộc chiến đấu ác liệt Tết Mậu thân 1968, Hoàng Xuân đã dũng cảm chiến đấu, chỉ đạo chôn cất hàng trăm liệt sĩ, vận động quần chúng cùng cán bộ địa phương che dấu, nuôi hàng trăm thương binh. Sau Tết Mậu Thân, địch điên cuồng đánh phá. Khi phát hiện số đông thương binh về điều trị ở huyện Phong Điền, địch tổ chức nhiều cuộc càn quét đẫm máu. Ngày 12 tháng Giêng Mậu Thân, hầm bí mật (có đồng chí Hoàng Xuân) bị chỉ điểm, bao vây. Hoàng Xuân và 2 đồng chí khác bật nắp hầm xông lên chiến đấu kiên cường dũng cảm. 3 đồng chí diệt 27 tên địch, trong đó có tên chỉ huy ác ôn. 1 đồng chí hi sinh, 1 đồng chí bị thương nặng. Địch đông gấp hàng trăm lần. Hết đạn. Hoàng Xuân bị bắt. Địch tra tấn dã man, bắt anh phải chỉ các hầm bí mật khác, để bắt cán bộ, thương binh, nhưng anh vẫn kiên cường chịu đựng, để bảo vệ an toàn cho hàng trăm thương binh, cán bộ đang nằm ở nhiều hầm bí mật trong vùng.

 

Không khuất phục được, địch đưa anh về quận Hương Điền treo ngược lên cành cây tra tấn, đánh gãy chân, tay, gãy nhiều xương sườn, cắt mũi, xẻo tai. Phải chịu cực hình, biết bao đau đớn, nhưng anh vẫn một mực trung thành với cách mạng. Lúc anh còn mê sảng vì bị tra tấn dã man, địch đã mổ bụng, luồn ½ chiếc panh y tế vào ruột già, treo dây, không cho panh trôi xuống hậu môn.

 

Từ 1968 đến năm 1973, địch đưa anh đi qua nhiều nhà tù, dùng mọi cực hình tra tấn. Anh chết đi sống lại nhiều lần, nhưng vẫn giữ vững ý chí, là 1 cán bộ cách mạng kiên trung. Trong nhà tù, anh được Đảng bí mật giao làm Bí thư chi bộ, và là cán bộ lãnh đạo trong tù, bất chấp nguy hiểm, hoạt động cách mạng không mệt mỏi.

 

Anh được trao trả tù binh theo hiệp định Pari năm 1973, được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc điều trị. Tuy sức khỏe rất yếu, nhưng anh vẫn tình nguyện trở lại quê nhà hoạt động, chiến đấu. Nhưng ước nguyện đó chưa thực hiện được. Giữa năm 1974, ½ chiếc panh địch bỏ vào trong ruột già anh, bị trét rỉ, bung ra, đau đớn dữ dội. Anh được phẫu thuật tại 1 bệnh viện tiền phương ở tỉnh Quảng Bình. Sức khỏe anh quá yếu, điều kiện của bệnh viện tiền phương lại khó khăn, anh được chuyển ra Bệnh viện 108 Hà Nội, được tập thể bác sĩ ở đây tận tình cấp cứu. Do bị tra tấn nhiều, vết thương quá nặng, anh đã không qua khỏi, trút hơi thở cuối cùng trong sự tiếc thương của gia đình, đồng đội và nhân dân.

 

Trả lời của Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh

 

Thực hiện hướng dẫn số 772/HD-CT ngày 19/7/2004 của Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về hướng dẫn thực hiện Công văn số 226/CV-TW ngày 21/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, ngày 28/7/2004 Phòng Chính trị- Bộ CHQS tỉnh đã có công văn (CV) hướng dẫn, triển khai, rà soát, đề nghị tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND trong các cuộc kháng chiến. Quá trình triển khai, các đơn vị, địa phương đã tổ chức thực hiện nghiêm túc và đã có 41 hồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND, nhưng trong đó không có hồ sơ đề nghị truy tặng cho liệt sĩ Hoàng Xuân.

 

Năm 2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng có thông báo số 179-TB/TW ngày 22/8/2008 về việc tuyên duơng danh hiệu Anh hùng LLVTND đối với các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các cuộc kháng chiến; hướng dẫn số 334/HD-CT ngày 25/3/2009 của Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về hướng dẫn thực hiện thông báo số 179; CV số 272/CCT-TuH ngày 1/4/2009 của Cục Chính trị Quân khu 4 về thực hiện thông báo số 179, trong đó việc xem xét, đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND... Bộ Quốc phòng quy định phải hoàn thành trước ngày 30/8/2009, Quân khu quy định phải hoàn thành trước ngày 30/6/2009.

 

Bộ CHQS tỉnh đã quán triệt, triển khai cho các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc. Trong lúc đó, ngày 9/8/2009, Ban CHQS huyện Phong Điền mới nhận được hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho liệt sĩ Hoàng Xuân do UBND xã Điền Lộc chuyển đến, lúc này đã hết hạn thụ lý hồ sơ.

 

Tháng 4/2010, Ban CHQS huyện Phong Điền có ý kiến đề nghị làm hồ sơ truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho liệt sĩ Hoàng Xuân. Tháng 11/2010, Bộ CHQS tỉnh nhận 1 số tài liệu về liệt sĩ Hoàng Xuân do bà Chế Thị Mĩ Dung, cháu ruột của liệt sĩ, cung cấp. Bộ CHQS tỉnh đã có ý kiến, đề nghị lên cấp trên giải quyết, nhưng Quân khu, Bộ Quốc phòng trả lời chờ hướng dẫn của Trung ương, vì vậy hồ sơ chưa giải quyết được.

 

Đồng thời, thời gian qua, Bộ Quốc phòng, Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nhận được thư của cựu chiến binh trung đoàn 2 do ông Lê Văn Chớ ký tên, đề nghị xem xét truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho liệt sĩ Hoàng Xuân. Đồng chí Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị có ý kiến chỉ đạo: giao Bộ CHQS tỉnh tham mưu, chỉ đạo, rà soát kĩ thành tích của liệt sĩ Hoàng Xuân nếu đúng như trong thư, thì đồng ý cho tiến hành làm khẩn trương, đầy đủ các thủ tục và báo cáo hồ sơ về Bộ Quốc phòng. Do vậy, ngày 6-5-2011, Bộ CHQS tỉnh có CV gửi Ban CHQS huyện Phong Điền về việc làm hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND cho liệt sĩ Hoàng Xuân.

 

Ông Phan Gia Thuận, Trưởng ban Tuyên huấn- Bộ CHQS tỉnh cho biết: Ban CHQS huyện Phong Điền đã hoàn tất hồ sơ đề nghị, gửi đến Bộ CHQS tỉnh, đang chờ Thường vụ Tỉnh ủy thông qua để gửi ra Quân khu 4. Khi Hội đồng thi đua Quân khu xét duyệt xong, hồ sơ sẽ được chuyển ra Bộ Quốc phòng, trình Hội đồng thi đua khen thưởng Trung ương để đơn vị này tham mưu, đề xuất trình Chủ tịch nước ký quyết định.

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù

1 án tử hình, 1 chung thân và 9 bị cáo còn lại nhận mức án từ 2,5 - 14 năm tù là bản án nghiêm khắc dành cho 11 thanh niên trong vụ hỗn chiến kinh hoàng dưới chân đèo Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc) làm 2 người chết, 3 người trọng thương.

Trả giá đắt vì giúp bạn trả thù
Mất tình ruột thịt

Bất kể vụ tranh chấp nào phải “mang đến” chốn pháp đình cũng phức tạp. Nhưng phức tạp và đau lòng nhất vẫn là những vụ án mà đương sự là người thân ruột thịt trong một gia đình.

Mất tình ruột thịt
Bi kịch do sử dụng ma túy

Học đến lớp 11 thì bỏ học nửa chừng vì bị chúng bạn lôi kéo sử dụng chất ma túy, Lê Ngọc Phú Thịnh (SN 1995, trú phường Kim Long, TP. Huế) trở thành kẻ sát nhân máu lạnh. Đau đớn hơn khi mà nạn nhân lại chính là bà nội của y.

Bi kịch do sử dụng ma túy
Lời cảnh tỉnh

Thiếu cẩn trọng khi tham gia giao thông, người thiệt mạng, người còn vị thành niên bị pháp luật xử lý.

Lời cảnh tỉnh
Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

Theo đó, tuyên mức án tử hình đối với Phan Văn Bá (SN 1976) và Lê Kim Huân (SN 1990), cùng trú TP. Đà Nẵng; đồng thời tuyên án chung thân đối với Phạm Đăng Huy (SN 1981), trú tỉnh Bình Thuận, trong vụ vận chuyển 14 bánh heroin (gần 5kg) từ Hà Tĩnh vào phía nam, bị bắt giữ tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc.

Vận chuyển gần 5kg ma túy, lãnh 2 án tử hình, 1 án chung thân

TIN MỚI

Return to top