ClockThứ Hai, 29/01/2024 06:30

Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống

TTH - Yêu thích và đam mê thổi sáo từ những ngày còn bé, chàng trai trẻ Đào Bá Sỹ Thiên (sinh năm 1999) đã miệt mài gắn bó với loại nhạc cụ truyền thống này của dân tộc hơn 5 năm nay. Tiếng sáo du dương, bay bổng của Thiên đã để lại nhiều dấu ấn ngọt ngào trong cảm xúc người nghe.

Người gìn giữ điệu dân ca dân vũ Cơ TuBắt buộc đeo khẩu trang ở phiên chợ vùng caoLan tỏa đam mê với nhạc cụ truyền thống

Đào Bá Sỹ Thiên với niềm đam mê sáo trúc 

Tốt nghiệp THPT, Sỹ Thiên thi vào Trường đại học kinh tế Huế, nhưng rồi tình yêu tiếng sáo đã thôi thúc chàng trai rẽ ngang sang con đường nghệ thuật. Tự tìm tòi, mày mò để rồi Thiên thi đỗ vào ngành Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, chuyên ngành Sáo trúc của Học viện Âm nhạc Huế.

Sáo trúc là nhạc cụ gần gũi, quen thuộc mang âm sắc vừa dân dã vừa độc đáo. Không phải ai cũng có thể sử dụng được. Với tình yêu và niềm say mê học hỏi cộng với những tố chất vốn có, từ một người thổi sáo theo bản năng, được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp, chàng trai trẻ đã không ngừng tiến bộ và ngày càng điêu luyện hơn về kỹ thuật cũng như phong thái biểu diễn.

Tưởng thì đơn giản, song để tiếng sáo lay động cảm xúc thì người thổi phải biết chọn ống sáo phù hợp, tư thế cầm, bấm ngón chuẩn và thổi sáo đúng cách, nghệ thuật lấy hơi khi thổi và vững vàng về kiến thức nhạc lý. Đó là cả quá trình khổ luyện. Thiên cho biết: “Khó nhất khi sử dụng loại nhạc cụ này là kỹ thuật dùng hơi và lưỡi. Muốn có tiếng sáo hay và đẹp thì phần hơi phải đều, giữ được độ dài. Người chơi phải điêu luyện trong cách rung hơi, đánh lưỡi, tạo khẩu hình…”.

Theo đuổi bài bản bộ môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc trong nhịp sống hối hả hiện nay, dẫu gặp không ít khó khăn, song chàng trai trẻ Đào Bá Sỹ Thiên vẫn không hề nao núng. Với cây sáo bên mình, được thỏa sức theo đuổi, thả hồn mình thăng hoa vào tiếng sáo trúc du dương, với Thiên, đó là niềm hạnh phúc lớn. Thầy Bùi Ngọc Nhiệm, giảng viên Học viện Âm nhạc rất tự hào khi nói về cậu sinh viên của mình: “Sáo trúc là loại nhạc cụ khó. Với sự đam mê, kiên trì, chịu khó, Thiên đã tiếp thu nhanh những kỹ thuật, bài giảng mà thầy, cô truyền đạt để không ngừng hoàn thiện, phát triển năng khiếu bản thân”.

Sau những tháng ngày nỗ lực học tập, rèn luyện, Sỹ Thiên trở thành một trong những gương mặt trẻ tiêu biểu, tiềm năng nối tiếp các thế hệ đi trước khi đến với loại nhạc cụ truyền thống dân tộc của Học viện Âm nhạc Huế. Hằng ngày, Thiên dày công luyện tập những tác phẩm mới viết riêng cho sáo trúc, bởi đây là thử thách đối với người thổi sáo chuyên nghiệp. Những tác phẩm viết riêng cho sáo như Mùa xuân biên phòng; Cánh chim tự do; Tiếng sáo trên nương hay những tác phẩm âm nhạc mang âm hưởng dân ca như Về quê, Mưa chiều miền Trung… được chàng trai trẻ thể hiện tinh tế với âm sắc tiếng sáo trúc khi thì vui tươi, khi thì da diết, lắng sâu, thật sự để lại ấn tượng đẹp trong lòng người thưởng thức.

Trải nghiệm để không ngừng nâng cao kỹ thuật nhạc lý, Sỹ Thiên đã tích cực tham gia biểu diễn ở nhiều nơi. Cùng sinh viên trong Khoa Âm nhạc Di sản truyền thống của Học viện Âm nhạc Huế đi biểu diễn ở phố đi bộ, nhà hát sông Hương; các trường tiểu học, mầm non; tham dự Hội thi Độc tấu và hòa tấu nhạc cụ truyền thống toàn quốc tại Nha Trang năm 2023…

Với khát vọng chia sẻ, lan tỏa tình yêu đối với cây sáo trúc đến với mọi người, Thiên đã tham gia giao lưu, sinh hoạt tại các câu lạc bộ Sáo trúc ở Huế và Quảng Trị. Với những gì mà mình có được, chàng trai trẻ nhiệt tâm hướng dẫn, thắp lửa đam mê cho những bạn trẻ quan tâm và yêu thích sáo trúc. Giữa nhịp sống hiện đại với bao điều mới mẻ, sôi động thu hút giới trẻ, Đào Bá Sỹ Thiên vẫn lặng lẽ dồn niềm đam mê, gắn bó với nhạc cụ truyền thống dân tộc quả thật đáng trân trọng. Sỹ Thiên mong muốn giới trẻ ngày càng tìm đến sáo trúc nói riêng, nhạc cụ truyền thống nói chung nhiều hơn để góp phần gìn giữ, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.

Bài, ảnh: Hương Đồng
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức lễ gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

TIN MỚI

Return to top