ClockThứ Hai, 08/08/2022 06:44

Nơi ươm mầm văn hóa

TTH - Là địa bàn đông đồng bào Pa Cô sinh sống, A Lưới có nhiều phong tục tập quán gắn bó lâu đời. Bảo tồn, lưu giữ và phát huy giá trị văn hóa được quan tâm, nhằm không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của người dân nơi đây.

Khai mạc "Ngày hội vùng cao A Lưới"Độc đáo đêm hội A Da KoonhSớm công nhận người Pa Kô là một trong các dân tộc Việt NamĐộc đáo lễ hội Aza

Nghệ nhân cao tuổi đang truyền thụ kiến thức sử dụng các nhạc cụ dân tộc tại CLB văn nghệ, dân gian hiện đại xã Trung Sơn

Mới đây, tôi được về xã Trung Sơn, huyện A Lưới tham dự Chương trình giao lưu văn hóa văn nghệ cùng xã nhà. Đêm văn nghệ thật đặc biệt, mang đậm bản sắc văn hóa của người Pa Cô. Các chàng trai, cô gái và các cháu thiếu nhi thướt tha trong trang phục truyền thống, những làn điệu dân gian, hòa trong tiếng Cha chấp, K lơi, Ba bói…

Bà Hồ Hồng Thị Thủy, Chủ tịch UBMTTQ xã Trung Sơn chia sẻ: “Chương trình do Câu lạc bộ (CLB) văn nghệ dân gian, hiện đại và thể dục thể thao thực hiện. Mặc dù mới được thành lập, nhưng CLB đã hoạt động rất có nề nếp và đạt hiệu quả tốt; các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao dân gian, hiện đại và tham dự các nội dung Festival Huế 2022 đều do các thành viên CLB đảm nhiệm. Trong điều kiện tự quản, tự nguyện, tự trang trải… còn nhiều khó khăn, nhưng với tấm lòng nhiệt huyết, quyết tâm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, anh chị em trong CLB đã không quản ngại khó khăn, cống hiến để thực hiện tâm nguyện của mình”.

Chủ nhiệm CLB, chị Hồ Thị Lêu tâm sự: “Thời gian qua, CLB thống nhất quy chế, phân công phụ trách trong các hoạt động. Mời các nghệ nhân về truyền thụ giá trị văn hóa truyền thống và kỹ năng cho các cháu thiếu nhi, với mong muốn giữ gìn bản sắc văn hóa của quê hương mình, để tiếng khèn, tiếng trống, chiêng vang dội khắp bản làng, người dân trong trang phục truyền thống nô nức về tụ họp, tay trong tay cùng hò reo với các trò chơi dân gian, tràn ngập tiếng cười vui rộn rã”.

Tôi được trực tiếp chứng kiến lớp học múa của các học viên nhí, do cô giáo Trần Thị Hoàng Hậu giảng dạy. Bằng những động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển, thông qua các buổi học cô đã nhiệt tình truyền thụ những kiến thức cơ bản của bộ môn múa dân gian và hiện đại cho các cháu. “Ở đây chúng cháu đã được các cô, chú trong CLB, nhất là các nghệ nhân đã hướng dẫn nhiều kiến thức bổ ích cả dân gian và hiện đại, trang phục truyền thống của dân tộc mình... Hiện nay, chúng cháu có thể múa trống cơm, múa quạt và múa nón…”. Em Hồ Thị Ái Xuân khoe.

Chị Nguyễn Thị Hữu,  phụ huynh cháu Ái Xuân cho hay: “Cùng với việc học các điệu múa đương đại, tôi muốn con gái mình biết hát, múa dân gian, biết được truyền thống văn hóa của dân tộc mình. Được các thầy cô ở CLB hướng dẫn các điệu múa dân gian, cháu rất thích thú và chăm chỉ luyện tập. Sau mỗi buổi học, Ái Xuân lại về nhà múa cho mẹ xem và còn biết rất rõ về nguồn gốc của từng điệu múa”.

Việc nhân rộng CLB văn nghệ dân gian, hiện đại và thể dục thể thao theo mô hình ở xã Trung Sơn, huyện A Lưới là cần thiết. Quan tâm, đầu tư, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang dốc lòng, dốc sức trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc; đồng thời phê phán, có biện pháp xử lý đối với những tổ chức, cá nhân không nhận thức đúng, làm tổn hại di sản văn hóa truyền thống, làm mờ nhạt bản sắc văn hóa dân tộc. Gìn giữ văn hóa các dân tộc, của quê hương mình cũng chính là giữ gìn, trân trọng, nâng niu truyền thống nghìn năm văn hiến của dân tộc Việt Nam ta.

Bài, ảnh: XUÂN BÍNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top