ClockThứ Bảy, 22/01/2022 15:14

Phái đoàn Hoa Kỳ gửi lời chia buồn trước sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

TTH.VN - Thay mặt Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc trước sự viên tịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Thiền sư Phật giáo, Nhà hoạt động vì hòa bình, nhà sáng lập Truyền thống Làng Mai.

Tang lễ thiền sư Thích Nhất Hạnh kéo dài trong 7 ngàyThiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch

Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong những ngày tịnh dưỡng ở Tổ đình Từ Hiếu

Bà Marie Damour, Đại biện lâm thời, Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam đã gởi lời chia buồn như trên vào ngày 22/1 khi biết tin thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Tổ đình Từ Huế, TP. Huế.

Theo Phái đoàn Hoa Kỳ tại Việt Nam, trong hơn 60 năm qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một người thầy, nhà lãnh đạo tinh thần được yêu mến và là nhà hoạt động không mệt mỏi vì hòa bình. Những lời giảng dạy của ông, đặc biệt là về việc đưa chánh niệm vào cuộc sống hàng ngày, đã làm phong phú thêm cuộc sống của rất nhiều người Mỹ.

Nhiều quan chức Hoa Kỳ, trong đó có Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink, đã vinh dự được gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lòng từ bi và sự tâm huyết của ông đã để lại ấn tượng sâu sắc cho những người ông từng gặp. Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ được nhớ đến như là một trong những nhà lãnh đạo tôn giáo nổi bật và có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới. Thông qua những lời dạy và tác phẩm văn chương của ông, di sản của ông sẽ còn lưu truyền mãi cho các thế hệ mai sau.

Những ngày Thiền sư tịnh dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, các đoàn khách trong nước và quốc tế cũng đã đến thăm. 

Đầu năm 2019, đại sứ Mỹ khi đó - ông Daniel Kritenbrink cùng đoàn thượng nghị sĩ Mỹ trong chuyến công tác tại Việt Nam đã phát biểu, rất vinh dự và xúc động khi đến thăm thiền sư Thích Nhất Hạnh. “Thiền sư Thích Nhất Hạnh luôn là biểu tượng của lòng khoan dung và hòa bình. Thông điệp về chánh niệm và sống đơn giản của thầy đem lại sự an yên và truyền cảm hứng cho tất cả chúng ta”, ông Daniel Kritenbrink chia sẻ.

Tin, ảnh: Nhật Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đường Sư Liễu Quán nên ở đâu là phù hợp?

Đường Sư Liễu Quán hiện tại là con đường ngang qua trước mặt chùa Từ Đàm, giới hạn bởi 2 tuyến Phan Bội Châu ở phía đông và Điện Biên Phủ ở phía tây nên rất ngắn, cảm giác chưa tương xứng lắm với công đức, hành trạng của người mà đường mang tên.

Đường Sư Liễu Quán nên ở đâu là phù hợp

TIN MỚI

Return to top