ClockThứ Năm, 27/10/2011 14:33

Năm tháng - những khoảnh khắc màu

TTH - Mùa đông 1974. Đại ngàn Trị Thiên thâm u trĩu nặng những nỗi niềm. Cha mẹ, người thân và một quê nhà ngút xa chưa biết bao giờ gặp lại. Mù - mây mờ mịt suốt ngày dài. Bếp lửa giữa nhà gom giữ niềm tin về một ngày mai. Tiếng mưa dai dẳng và giọng suối rì rầm rào quanh, chập chờn cái chết - sự sống. Rừng nuôi giữ chở che. Rừng những cánh tay tiếp truyền hy vọng. Rừng chiếc nôi đầu tiên của người và rừng tấm áo che quả đất trong cuộc viễn hành không hẹn hò bất trắc giữa thiên hà vô tận. Nơi ấy, chúng tôi chìm trong XANH, nhiều sắc độ. Nơi ấy, nỗi lo của chúng tôi là mai kia sẽ quên đi đại ngàn xanh, sẽ ngạt thở trước những phản quang lừa dối. Nỗi sợ ấy đã giữ cho trái tim còn được sự trung thực cho đến bây giờ: Muốn sống không quên, phải nhìn thấy được chính cái - ta - ngày - mai, ngay từ hôm nay.

Những nhà sàn tồi tàn bẩn thỉu. Những trẻ em đen đũi gầy còm phơi lưng trần giữa nắng. Những người già thầm lặng cong lưng dưới gánh cũi nặng. Những con bò bạc thếch uể oải vẫy đuôi theo thói quen xua bầy ruồi đói đông đặc… Đấy là một vùng quê Campuchia năm 2003. Hơn ba mươi năm trước, là như thế. Giờ đây, vẫn là như thế. Lưu vực phù sa màu mỡ, mà sao người vẫn thiếu nghèo! Nơi ấy, màu VÀNG của đất cũng là một chở che: vùng ven biên giới Việt - Miên trên đất Chùa Tháp, những năm tháng ấy, là cái nôi của phong trào đấu tranh đô thị miền Nam. Hơn ba mươi năm, thời gian đủ dài cho những nhìn ngắm và nghĩ suy. Và làm sao bao nhiêu suy nghiệm lại có thể không đặt trên Đất? Đất của Người.*

Sau Tết âm lịch, Củ Chi mùa xuân 1973. Bạt ngàn cỏ đuôi chồn, thứ cỏ hủy diệt môi sinh. Trong rừng cỏ, gió lao xao tiếng nói thâm hiểm của chiến tranh. Dừng ở một chặng đường hành quân. “Giặc bắn em rồi quăng mất xác”… Đất lại trở thành cái nôi bao bọc thân xác đàn con. Chỉ còn vương vãi đôi mảnh áo quần vây máu của những nữ du kích trên đất này. Chỉ còn niềm thương căm giận, nhọn hoắt đọt măng tầm vông dựng hình dáng lê đâm. Máu ĐỎ bầm còn vương trên đất khét trộn vào máu đỏ tươi đang tràn trong huyết quản chúng tôi. Và đường chúng tôi đi có tiếng cười em thơ trong sạch từ nỗi ngậm ngùi của lời mẹ ru xưa. Có tiếng chim khuya làm bền thêm những đôi chân nhỏ. *

Những buổi chiều quê cũ. Mây TRẮNG bồng bềnh bên trên dòng sông thả xuống những mái rêu phố cổ một ánh sáng huyền ảo mà thân quen. Phố trôi đi. Và người cũng trôi theo dòng sáng ấy. Nhiều năm sau, đôi mắt đã đến với bao miền xa lạ, với trắng mây dưới biển trên ngàn. Và sau bao nhiêu ngọt ngào đắng cay của cuộc phù thế, mây trắng tuổi thơ sẽ dẫn đến trắng mây tuổi già trong biểu tượng của sự Vượt Ra khỏi những định thức trói buộc. Trắng không màu, là cái nôi êm tan hòa của các sắc màu. Là cảnh của KHÔNG, nơi bắt đầu của vạn hữu. Xanh khởi nguồn sự sống, là chốn trần gian đau khổ và đẹp tươi này.

*

Qua những sắc cầu vồng với đủ phận người lớn lao mà bình dị, để biết giữ màu XANH cứu rỗi cho trái đất này.

Nguyễn Đông Nhật
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn tượng với tập sách nỗi niềm thời áo trắng

Tập sách nhỏ nhắn mang tên Nỗi niềm thời áo trắng (NXB Đại học Huế) vừa ra mắt bạn đọc của tác giả Nguyên Phương thật sự ấn tượng. Cuốn sách nhỏ với những câu chuyện ngắn chứa đựng cả thế giới tâm trạng với nhiều cung bậc cảm xúc, day dứt, băn khoăn, trắc ẩn của người viết.

Ấn tượng với tập sách nỗi niềm thời áo trắng
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Hàng mai trước hiên nhà

Lão yêu hoa như yêu con. Đặc biệt là mai vàng. Tết đến, ai đi ngang nhà lão cũng trầm trồ vì cả một rừng mai mọc kiêu hãnh trước hiên nhà. Xen kẽ dưới những gốc mai là hoa vạn thọ, mười giờ, sống đời… chen chúc nhau ưỡn mình đón nắng. Mai của lão trồng không to, gầy, khẳng khiu như thân hình của lão. Tuy vậy chúng có sức sống mãnh liệt và nở hoa cánh to, đẹp dịu dàng.

Hàng mai trước hiên nhà
“Đò anh Đới...”

Sau nhiều lần dự định đến thăm người chủ đò đầu tiên chở du khách nghe ca Huế trên sông Hương, hôm nay tôi đã được diện kiến. Người chủ đò tên Đới năm xưa gắn liền với cái bảng hiệu có một không hai treo trên chiếc đò của mình: "Đò anh Đới - Đời anh đó". Ngôi nhà của ông Đới sát bờ sông Hương, gần khu vực cồn Hến, nhìn sang là cầu Phú Lưu nối với con đường mang tên Ưng Bình - một hoàng tộc Triều Nguyễn, nhà thơ và là soạn giả ca Huế nổi tiếng.

“Đò anh Đới  ”

TIN MỚI

Return to top