ClockThứ Tư, 18/03/2020 17:27

Dịch bệnh và văn hóa ứng xử

TTH.VN - Dịch bệnh là tai ương. Thế nhưng, chuyện về dịch bệnh ở Huế không chỉ có mất mát mà còn bao hàm cả những xử lý khoa học, những ứng xử đậm nét văn hóa và thấm đẫm nhân văn.

Dừng tổ chức lễ hội để chống dịch: Người dân đồng tìnhBộ Văn hóa đề nghị các địa phương tạm ngừng lễ hội để phòng, chống dịch Corona

Bất ngờ bắt gặp cuốn sách của nhà nghiên cứu Dương Phước Thu có nhan đề Thiên tai & dịch bệnh ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế (bảy thế kỷ nhìn lại). Cuốn sách phát hành vào dịp kỷ niệm 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế (1306 – 2006). Nhớ có lần hàn huyên anh bảo, chứng kiến những thảm khốc gây ra bởi trận đại hồng thủy 1999 đã thôi thúc anh hoàn thành cuốn sách. Cái lạ là, người ta viết sách để tôn vinh những chiến công, còn anh là chuyện về tai ương với những thiên tai và dịch bệnh.

Chuyện về Tố Như và truyện Kiều bao người rành rõi, nhưng vẫn còn ít người biết về nguyên nhân cái chết của Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc. Thì đây là lời thuật: Cuối tháng 7, Kinh kỳ bị mưa lũ… Ngay 10 tháng 8 (16/9/1820), đại thi hào Nguyễn Du mất vì bệnh dịch tả, lúc đầu được an táng tại cánh đồng xứ Bàu Đá, Hà Khê, phía sau chùa Thiên Mụ thuộc huyện Hương Trà. Truyền rằng, ông biết mình bị bệnh nặng, nhưng không chịu thuốc thang, cứ vậy mà ra đi!... Tôi rùng mình khi biết, chỉ riêng cái năm Canh Thìn (1820) kia, số nhân khẩu (cả nước) bị dịch bệnh chết, tất cả là 206.835 người (chưa kể số nam phụ lão ấu ở ngoài hộ tịch). Triều đình chi hết 73 vạn quan tiền cứu trợ.

Dịch bệnh là tai ương. Thế nhưng, chuyện về dịch bệnh ở Huế không chỉ có mất mát mà còn bao hàm cả những xử lý khoa học, những ứng xử đậm nét văn hóa và thấm đẫm nhân văn. Ví như mỗi khi bệnh dịch lây lan, trong từng làng ở Thừa Thiên Huế xưa đều hạn chế giao tiếp qua lại. Nếu có người nhiễm dịch bệnh mà chết thì tẩm liệm rất kỹ và được đem ra đồng đào huyệt chôn ngay. Những người mắc bệnh lây nhiễm có tính nan y, người xưa thường lập khu vực riêng để họ sống cách ly. Môi trường những nơi bị dịch bệnh thường được xử lý bằng vôi bột hoặc đốt cháy.

Những quy định về phòng chống thiên tai, chế ngự dịch bệnh đã dược ghi rõ trong hương ước, trở thành lệ làng ở nhiều làng thuộc Thừa Thiên Huế. Theo đó, từng làng xã lập xã thương. Lúa nộp vào kho dự trữ sau các vụ lúa, giao cho Hội đồng làng quản lý. Hằng năm thấy giá thóc cao thì chủ động đem bán, khi thóc gạo kém thì mua vào dự trữ phòng khi mất mùa, thiên tai và dịch bệnh. Rồi nữa là quy định, làng có người bị dịch bệnh, người nào biết mà giấu không chịu trình báo, nếu làng biết được sẽ bị xử như kẻ phạm pháp vậy. Con dân trong làng gặp cảnh bần cùng có phần do dịch bệnh, những người giàu có phải có tinh thần tương thân tương trợ. Nếu học hành giỏi giang được ghi vào sổ khuyến học, đỗ đạt và làm quan được ghi vào sổ khuyến lộ, thì người có công, tự nguyện làm tròn bổn phận được làng biểu dương và ghi vào sổ khuyến thiện.  

Khi đầu tuần này, Chủ tịch UBND tỉnh có thư gửi tất cả du khách đến Thừa Thiên Huế du lịch nhưng tạm thời bị cách ly do lo ngại lây lan dịch COVID - 19, tôi đã nghĩ đến cuốn sách của Dương Phước Thu và ứng xử nhân văn của người Huế xưa trong những thời điểm dịch bệnh xảy ra mà với vùng đất "Ô châu ác địa" nổi tiếng này, đó không phải thứ xa xỉ mà chuyện hằng năm phổ biến. Thiết nghĩ, đó là sự nối tiếp của một nét đẹp văn hóa.

Đan Duy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top