ClockChủ Nhật, 17/07/2022 07:33

Âm nhạc đường phố

TTH - Theo dòng thời gian và qua các kỳ Festival Huế, từ khóa “đường phố” xuất hiện ngày càng phổ biến, gắn liền với các nội dung liên quan đến hoạt động văn hóa - nghệ thuật hay du lịch Huế, như lễ hội đường phố, ẩm thực đường phố… và còn nữa là âm nhạc đường phố.

Tại sao phải 100?Ấn tượng với Festival Huế 2022Rộn ràng sắc màu văn hóa trên đường phố

Khá xa lạ ở nước ta nhưng tại nhiều nước trên thế giới, âm nhạc đường phố là một nét văn hóa. Nó được biết đến với các tên gọi như nghệ thuật đường phố hay biểu diễn đường phố. Một thời, còn được gọi hát dạo, hát rong, xiếc dạo, diễn rong... Ngoài yếu tố nghệ thuật, âm nhạc đường phố luôn mang đến cho khán thính giả sự thoải mái, giải trí, vui vẻ, gần gũi... Tất cả các yếu tố đó đã tạo nên một nét văn hóa cộng đồng rất đặc sắc.

Khó có thể đánh đồng đêm diễn của Ban nhạc Viet Bambas (Brazil) và sau đó là của nhóm Guitar Học viện Âm nhạc Huế tại sân khấu Công viên 3/2 trong Tuần lễ Festival Huế 2022 mà tôi có dịp thưởng thức với các hoạt động hát dạo, hát rong bất chợt bắt gặp đâu đó. Thế nhưng, điều cảm nhận chung là sự vui vẻ, thoải mái và gần gũi khi mà không gian biểu diễn không bị che chắn và khoảng cách giữa nghệ sĩ và người xem rất gần. Khán giả có thể gặp gỡ và giao lưu với người biểu diễn.

Nhạc sĩ Lê Phùng, người từng đứng ra tổ chức biểu diễn âm nhạc đường phố kể rằng, rất ấn tượng từ những lần sang Pháp chứng kiến những nhóm nhạc, ban nhạc chơi nhạc trên đường phố rất hay, thu hút đông đảo du khách. Trở về nước, nhân Festival Huế 2000, anh đã đề xuất với ban tổ chức về tổ chức sự kiện âm nhạc này và đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Từ sự thành công đó, âm nhạc đường phố chính thức góp mặt trong chương trình của mỗi kỳ Festival Huế và đều nhận được sự ủng hộ rất lớn của khán giả.

Còn trong hồi tưởng của nhiều người, những năm đầu sau ngày giải phóng quê hương, cung An Định hay Công viên Thương Bạc và nhiều nơi khác nữa ở Huế đã là những tụ điểm âm nhạc đường phố. Hằng tuần khi chiều về hay đêm xuống, những nơi này đã là điểm đến của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Họ tập trung lại để thưởng thức những chương trình biểu diễn của các đội văn nghệ xung kích, một thời hát vang các ca khúc cách mạng.

Khơi dậy loại hình biểu diễn âm nhạc đường phố mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn, Học viện Âm nhạc Huế từng đứng ra tổ chức trình tấu nhạc giao hưởng qua dàn kèn và dàn violon tại Nhà Kèn và Bia Quốc Học vào mỗi chiều thứ bảy hàng tuần, thu hút đông đảo người dân và du khách đến thưởng thức. Còn ấn tượng sâu đậm nhất về Tuần lễ Festival Huế 2022 là những sân khấu nằm dọc theo đôi bờ sông Hương, đặc biệt là sân khấu cồn Dã Viên với những đêm vui rộn ràng, ngập tràn tiếng hát.

Điều mà nhiều người lo khi Tuần lễ Festival Huế 2022 đi qua là hoạt động âm nhạc đường phố như bao kỳ trước đây, không được duy trì thường xuyên để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân cũng như tạo sản phẩm hoạt động du lịch mới lạ cho du khách. Cũng thật dễ hiểu khi thưởng thức và cùng hòa điệu với âm nhạc đường phố bắt đầu đã trở thành một thói quen và một nét văn hóa đang dần được ưa chuộng và yêu thích ở Cố đô.

ĐAN DUY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh đô văn hóa sáng tạo

Sau lần đầu tiên vào năm 2012, Huế lại đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025. Nếu chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia cách nay 13 năm là “Huế - Kinh đô cổ - Trải nghiệm mới” thì lần này, như một sự kế thừa, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2025 được xác định là “Huế - Kinh đô văn hóa sáng tạo”. Huế tự hào có 8 di sản văn hóa thế giới, trong đó 6 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác. Giá trị di sản là cốt lõi tạo nên thế mạnh du lịch Cố đô.

Kinh đô văn hóa sáng tạo
Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn

Đôi vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Ta Dưr Tư và Areel Đời, sinh sống tại huyện A Lưới đã dành cả cuộc đời bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa độc đáo của các đồng bào dân tộc thiểu số. Với hơn 40 năm miệt mài sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy, họ trở thành những ngọn lửa dẫn đường và gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống cho thế hệ mai sau.

Giữ lửa truyền thống giữa đại ngàn
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

TIN MỚI

Return to top