Thể thao

Từ thể thao sinh viên, nghĩ đến SEA Games

ClockThứ Bảy, 21/05/2022 12:13
HNN - Hòa nhịp với “sức nóng” từ các môn thể thao tại SEA Games 31, phong trào tập luyện và thi đấu thể thao của sinh viên ở Huế cũng đang sôi động trở lại. Nhìn những giải đấu thể thao từ trường học, rồi nghĩ đến những sinh viên tuổi đôi mươi tranh tài tại SEA Games 31, lại kỳ vọng phát triển thể thao thành tích cao từ ghế nhà trường.

Xe đạp Việt Nam chắc chắn sẽ có thêm huy chươngPhó Chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới đánh giá cao công tác tổ chức SEA Games 31Nối tiếp giấc mơ vàng

Bóng đá nữ sinh viên cũng rất sôi động

Sôi động thể thao sinh viên

Chứng kiến những giải đấu thể thao sinh viên trước và sau các đợt dịch COVID-19 mới thấy, sự trở lại của thể thao sinh viên đang rất sôi động. Chỉ xét riêng một giải đấu mới đây từ Trường Du lịch - Đại học (ĐH) Huế (đơn vị phát triển từ Khoa Du lịch), đã có 38 đội bóng tranh tài với gần 500 vận động viên (VĐV) ở cả nam lẫn nữ. Minh Huy, một cầu thủ tại giải chia sẻ: “Sau giờ học, các đội bóng tập luyện rất nhiều. Là giải truyền thống nên các đội bóng cũng cho thấy nhiều kinh nghiệm”.

Ngoài môn thể thao “vua”, phong trào tập luyện, thi đấu nhiều môn thể thao từ karatedo, taekwondo, cầu lông, bóng chuyền, cờ vua - cờ tướng… của sinh viên cũng không kém. Tại Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế, hơn 200 VĐV từ 12 đội bóng chuyền đã làm nên một mùa giải đầy sôi nổi khi chất lượng chuyên môn đã tạo ra sức hấp dẫn từ những màn tranh tài cân sức.

Trận đấu bóng chuyền của sinh viên Trường ĐH Sư phạm

Huế đang có rất nhiều đơn vị đào tạo ĐH, cao đẳng. Ngoài công tác dạy - học chuyên môn, các hoạt động giáo dục thể chất, rèn luyện kỹ năng, tập luyện thể dục thể thao thời gian qua được đẩy mạnh. Chỉ tính ở các trường ĐH, hầu như trường nào cũng có các câu lạc bộ một số môn thể thao và đặc biệt đang duy trì hệ thống giải truyền thống, nhất là bóng đá, bóng chuyền, cờ vua - cờ tướng…

TS. Lê Trần Quang, Phó Khoa trưởng Khoa Giáo dục Thể chất - ĐH Huế cho biết, vừa qua, tại giải cờ vua - cờ tướng trong khuôn khổ Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh, các vận động viên là sinh viên của ĐH Huế đã giành tới 3 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ. Thành tích trên là minh chứng cho quá trình tập luyện của các VĐV và cũng là kết quả từ phong trào tốt.

Kỳ vọng

Nhìn ra SEA Games 31, có không ít bạn trẻ đang theo học tại các trường ĐH trong nước đem lại nhiều hy vọng của đoàn thể thao Việt Nam ở kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á. Trong số đó, có thể kể đến Phạm Đăng Quang - sinh viên chuyên ngành quản lý thể thao, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, thành viên của đội tuyển taekwondo thi đấu nội dung đối kháng nam; Nguyễn Thị Kim Hà (sinh viên Khoa Khoa học thể thao của Trường ĐH Tôn Đức Thắng), thành viên của đội quyền tiêu chuẩn nữ, bộ môn taekwondo hay Phạm Thị Hồng Lệ, Khoa Giáo dục thể chất tại Trường ĐH Quy Nhơn (Bình Định) thi đấu trên 2 đường chạy cự ly 5.000m và 10.000m.

Thực ra, Huế có nhiều VĐV của các đội thể thao tỉnh nhà đang là sinh viên theo học tại Khoa Giáo dục Thể chất - ĐH Huế. Đơn cử như Nguyễn Thị Thùy Linh, nữ VĐV từng giành HCB tại giải vô địch đá cầu cá nhân quốc gia năm 2021; hay Hồ Thị Hạ (karatedo), Phùng Thị Bích Phương (bắn cung), Phạm Thu Thủy (đá cầu), Nguyễn Bùi Như Huy (vovinam)… đều là những VĐV gặt hái nhiều thành tích ở các giải trẻ và giải vô địch quốc gia. Những VĐV này với quá trình tập luyện, được đào tạo bài bản hứa hẹn có còn có những bước phát triển với thể thao thành tích cao.

Thẳng thắn để nói, không chỉ riêng những sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, mà về lý thuyết, cơ hội có thể chia cho những sinh viên khác, nếu họ có năng khiếu, đam mê và tập luyện tốt, gặt hái được thành tích tại các đấu trường ngoài giải nội bộ. Ngay trong giới chuyên môn, ông Trần Đức Phấn, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thể dục Thể thao cũng từng khẳng định: “Thông qua thể thao học đường, có thể tuyển chọn và phát triển những tài năng thể thao lên tầm cao mới là thể thao thành tích cao, tức VĐV chuyên nghiệp. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, từ công tác thể thao trường học, họ tìm được rất nhiều tài năng thể thao đỉnh cao”.

Thời gian qua, vấn đề điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị không đủ để học sinh, sinh viên tập luyện đã khiến ngành thể thao bỏ lỡ rất nhiều tài năng thể thao do không kịp thời phát hiện và đầu tư. Tuy nhiên, những năm gần đây, không chỉ nhận thức của học sinh, sinh viên về tập luyện thể dục thể thao có chuyển biến tích cực, mà các trường cũng đã đầu tư hơn về cơ sở vật chất tập luyện và tổ chức giải đấu. Đó là nền tảng để phát triển đội ngũ VĐV thể thao.

Mơ về sự xuất hiện và gặt hái huy chương tại SEA Games từ những sinh viên Huế xa mà không xa, bởi nếu chuẩn bị nền tảng tốt về mọi mặt, tương lai hoàn toàn có thể đặt kỳ vọng được.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gập ghềnh đường đến SEA Games

Dù được đánh giá “sáng cửa” trong việc giành HCV, nhưng hành trình chinh phục đỉnh cao của tuyển vật Huế tại SEA Games 33 không hề dễ dàng...

Gập ghềnh đường đến SEA Games
Hơn 350 cầu thủ tranh tài tại giải bóng đá sinh viên Huế

Giải bóng đá Hue Student 2025 tranh cúp Bà Nà Hills khởi tranh chiều 15/4 tại sân bóng đá Trung tâm Văn hóa, Thông tin & Thể thao Q. Phú Xuân (150 Nguyễn Trãi). Giải do Hội thể thao Đại học & Chuyên nghiệp Huế, Trường Du lịch – Đại học Huế phối hợp tổ chức.

Hơn 350 cầu thủ tranh tài tại giải bóng đá sinh viên Huế
“Quý hồ tinh bất quý hồ đa”

Thể thao thành tích cao của Huế đang hướng đến bước đột phá mạnh mẽ thông qua tập trung phát triển các môn có tiềm năng, thế mạnh của thành phố và các môn thể thao cơ bản tại Olympic, Asiad, Sea Games, Đại hội (ĐH) Thể thao toàn quốc…

“Quý hồ tinh bất quý hồ đa”
Khả Tâm & giấc mơ SEA Games

Huy chương Bạc giải Taekwondo Hanul mở rộng 2024, huy chương Vàng cá nhân giải Taekwondo Cảnh sát châu Á 2024, cùng nhiều thành tích ấn tượng khác là cách mà Trần Nguyễn Khả Tâm – võ sinh Taekwondo của câu lạc bộ (CLB) Phù Đổng (TP. Huế) khẳng định mình và để lại dấu ấn ở các giải thi đấu trong, ngoài nước.

Khả Tâm  giấc mơ SEA Games
Từ cao tốc nghĩ đến đường tránh Huế

Đến thời điểm này, dư âm buồn từ vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng xảy ra sáng 18/2 trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn vẫn chưa nguôi; các ban, ngành chức năng đang tiếp tục họp bàn đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) trên tuyến. Từ thực trạng này, chúng tôi lại nghĩ về đường tránh phía tây TP. Huế (đường tránh Huế), thuộc QL1A vì nhận thấy nhiều sự tương đồng.

Từ cao tốc nghĩ đến đường tránh Huế
Return to top