Thể thao trong nước

Bóng rổ Huế cần sự tiếp sức

ClockChủ Nhật, 29/09/2024 07:49
TTH - Bóng rổ Thừa Thiên Huế đang cần sự tiếp sức từ những giải đấu mang tầm quốc gia để có sự phát triển xứng tầm.

Bóng rổ & người dân Huế

 Hiện đã có rất nhiều CLB bóng rổ ở Huế

Quy tụ anh tài

Trung tâm Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế những ngày cuối tháng 9 này như bừng nóng với các trận đấu bóng rổ sôi động trong khuôn khổ Giải Vô địch bóng rổ 5x5 U20 quốc gia năm 2024. Giải đấu quy tụ gần 300 vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV) của 13 đội nam, nữ đến từ các tỉnh, thành, ngành trong cả nước tham dự. Nội dung nữ có 4 đội tham gia gồm: Hà Nội, Đà Nẵng Jumpshots, Công an nhân dân, Yên Bái. Các đội sẽ thi đấu vòng tròn một lượt, tính điểm và xếp hạng. Nội dung nam có 9 đội tham gia, gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu 1, Bà Rịa - Vũng Tàu 2, Quân chủng Phòng không Không quân, Đà Nẵng, Điện Biên Warriors, Quảng Ngãi PB và chủ nhà Thừa Thiên Huế. Các đội bóng nam chia bảng thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm, chọn ra hai đội bóng nhất, nhì mỗi bảng tiến vào thi đấu bán kết và tranh ngôi vô địch. Hai đội bóng thua trận bán kết sẽ nhận giải đồng hạng Ba.

Đội bóng rổ nam Thừa Thiên Huế được xếp vào bảng A với 5 đội là Điện Biên Warriors, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu 2, Phòng không Không quân PEAK và TP. Hồ Chí Minh. Đội gồm có các VĐV Ngô Anh Hào, Nguyễn Hà Nhật Huy, Lê Quang Nhật Minh, Phan Văn Thanh Tuấn, Nguyễn Thanh Phú, Huỳnh Minh Nguyên, Hồ Công Bình, Lê Hải Nam, Nguyễn Dương, Nguyễn Văn Hải, Võ Quốc Anh, Lê Bá Tuần Châu và Trần Công Duy. Trưởng đoàn là ông Nguyễn Đôn Công Uy, HLV trưởng là ông Nguyễn Trọng Nhân. Tuy thi đấu không thực sự nổi bật nhưng đội bóng rổ U20 của Huế đã có cơ hội cọ xát, nâng cao trình độ chuyên môn.

Ông Bùi Thanh Dũng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên Huế, Trưởng ban Tổ chức giải cho biết, việc tỉnh Thừa Thiên Huế đăng cai tổ chức giải sẽ tạo cơ hội để các vận động viên bóng rổ của các địa phương tham gia thi đấu vừa giao lưu học hỏi và nhằm đánh giá công tác đào tạo vận động viên tại các địa phương. Thông qua giải để có hướng tuyển chọn, bồi dưỡng các vận động viên xuất sắc bổ sung vào đội tuyển quốc gia và tham gia các giải đấu của khu vực và quốc tế.

Điểm hẹn của bóng rổ

Từ nhiều năm nay, Thừa Thiên Huế là nơi được chọn để tổ chức nhiều giải bóng rổ quốc gia. Cụ thể, vào tháng 3/2022, Giải bóng rổ U23 quốc gia được tổ chức tại Huế có quy mô lớn, tranh tài 2 nội dung 5x5 và 3x3. Nội dung 5x5 quy tụ 8 đội nam và 4 đội nữ, riêng nội dung 3x3 có 12 đội nam và 8 đội nữ đăng ký tranh tài. Giải đấu này có sự góp mặt của T-Hub Thừa Thiên Huế bên cạnh các tên tuổi quen thuộc, như Sóc Trăng, Hậu Giang, TP. HCM, Hà Nội, Phòng không Không quân và Đà Nẵng.

Tiếp đó, năm 2023, Giải bóng rổ 5x5 U18 quốc gia diễn ra tại Huế thu hút gần 300 VĐV của 12 đội bóng rổ nam và 5 đội bóng rổ nữ đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tham gia tranh tài ở giải nam có 12 đội: Quân chủng Phòng không Không quân, Hồ Chí Minh CTW, Hà Nội, HNBA Hà Nội, Phú Yên, Poisedon (Ninh Thuận), Campsport (Quảng Bình), TLW X ASA, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, TP. HCM và Jumpshots (Đà Nẵng). Giải nữ có 5 đội gồm: Hà Nội, Cần Thơ T&T, TP. HCM, Yên Bái và Mentality Hà Nội.

Không phải ngẫu nhiên Thừa Thiên Huế trở thành “điểm hẹn” của bóng rổ cả nước. Trước đây, khoảng những năm 30 của thế kỷ trước, bóng rổ đã có mặt ở Huế. Trước năm 1975, bóng rổ Huế được gắn liền cộng đồng người Hoa ở khu vực Chi Lăng. Phải đến năm 1998, sau hơn 20 năm giải phóng, bóng rổ mới có điều kiện phát triển trở lại. Từ chỉ có 1 sân chơi đầu tiên được mở ở Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi ở số 1 Lê Lợi (cũ), đến nay đã có hàng chục sân bóng rổ, chứng tỏ sự phát triển vượt trội của bộ môn thể thao này tại Huế.

Bóng rổ Huế đang dần trở lại và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây theo hướng xã hội hóa, với những giải đấu ngày càng chuyên nghiệp và quy mô. Nhất là Giải các CLB bóng rổ Thừa Thiên Huế được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017 và được duy trì đều đặn trong những năm qua. Qua đó, tuyển chọn các VĐV tài năng bổ sung cho các đội tuyển trẻ tham dự các giải quốc gia. Qua phong trào cũng đã xuất hiện nhiều nhân tố nổi bật như đơn vị Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế, hay các gương mặt cá nhân tiêu biểu như Hoàng Trọng Anh Bảo, Phạm Tấn Hoàng Nguyên...

Mới đây, Hội Trọng tài Bóng rổ Huế đã ra đời. Đây là nơi quy tụ những người đam mê và yêu thích bộ môn bóng rổ. Hội không chỉ cùng chung tay để trở thành những “người thổi còi” công tâm, mà còn góp phần quy tụ, xây dựng sân chơi văn hóa lành mạnh và thúc đẩy phong trào bóng rổ tại Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển.

Bá Trí
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Danh sách bình luận (1)
VT
Viết Tiến - 29/09/2024 14:41
Hy vọng lãnh đạo địa phương vực dậy nền Bóng bàn của TT- Huế một thời lừng danh, trong khi phong trào tập luyện bóng bàn ở Huế đang được nhiều người dân tham gia.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường

Nguồn vốn tín dụng từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc đã hỗ trợ cho nhiều học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập, kiến tạo tương lai.

Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường
Nâng bước cho học sinh đến trường

Sáng 23/8, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Bảo hiểm Hanwha Life Việt Nam tổ chức chương trình trao học bổng nhân dịp đầu năm học mới.

Nâng bước cho học sinh đến trường
Chỉ thị 40 “tiếp sức” cho tín dụng chính sách ở Hương Trà

Cùng với nguồn vốn của Trung ương, nguồn vốn được tỉnh phân bổ, nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương đã góp phần không nhỏ giúp Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Hương Trà có thêm nguồn lực đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Chỉ thị 40 “tiếp sức” cho tín dụng chính sách ở Hương Trà
Bóng rổ & người dân Huế

Bóng rổ xuất hiện ở Huế đã gần một thế kỷ. Thế nhưng, mang bóng rổ đến gần hơn với người dân Huế vẫn là một băn khoăn lớn.

Bóng rổ  người dân Huế
“Tiếp sức” cho những người hoàn lương

Quá trình tái hòa nhập cộng đồng và làm lại cuộc đời mới, ổn định cuộc sống, mưu sinh, phát triển kinh tế, của những người từng lầm lỡ, giờ không còn đơn độc, nhờ có sự đồng hành, tiếp sức của chính sách tín dụng rất nhân văn của Đảng và Nhà nước.

“Tiếp sức” cho những người hoàn lương
Return to top