Thể thao quốc tế

“Ơn giời”, bóng đá có VAR

ClockThứ Bảy, 30/06/2018 10:46
TTH - Chuyện xảy ra trong trận cầu Brazil - Costa Rico. Phút 79, Neymar nhận bóng trong vòng cấm Costa Rica, ngoặt từ chân trái sang phải.

“Ông lớn” toan tínhArgentina và những đội bóng giành vé vào vòng 1/8 World Cup 2018Bản lĩnh Đức & sức mạnh BrazilCòn nước còn tát'Bầy hổ' Colombia quá mạnh so với 'Đại bàng trắng' Ba LanThời khắc của những toan tính

Gonzalez theo kèm, chạm tay vào người siêu sao Brazil và anh này ngã vật. Trọng tài cắt còi, Brazil được hưởng 11m. Trước phản ứng của Costa Rica, trọng tài tham khảo công nghệ VAR. "Vua áo đen" thấy Gonzalez chưa hề phạm lỗi nên đã hủy quả penalty. Neymar chưng hửng. Lúc này, tỷ số vẫn là 0 - 0 và Brazil đang bất lực trong việc tìm kiếm đường vào khung thành Costa Rica.

Trọng tài Cunha nhận hỗ trợ từ VAR trong trận Pháp - Australia. Ảnh: Internet

Trước đó một ngày, cũng lại là một tình huống phạt đền. Pháp gặp khó khăn trong việc chống lại “thế bế tắc” do Australia tạo ra thì bất ngờ Paul Pogba tung ra một đường chuyền chính xác cho Griezmann. Anh này bị đốn ngã trong vòng cấm bởi Joshua Risdon. Trọng tài người Uruguay Andres Cunha ban đầu bỏ qua và VAR được đưa vào phân giải. Chỉ chưa đầy 30 giây, trọng tài Cunha đảo ngược quyết định, Pháp hưởng một quả phạt đền. Griezmann bước lên và  tự tin thực hiện thành công một bàn thắng qúy như như vàng.

Đó chỉ là 2 tình huống tại World Cup 2018 đang diễn ra mà “ơn giời”, nhờ có công nghệ VAR thắng thua tỏ tường và công bằng đã được rõ xác lập. Tại World Cup lần này, tại mỗi sân vận động đều có một phòng riêng và FIFA đã chỉ định đến 13 trong tài kinh nghiệm để điều hành công nghệ VAR (viết tắt của Video Assistant Referee, tạm dịch: Công nghệ hình ảnh hỗ trợ trọng tài). Phòng này thu thập, xử lý hình ảnh từ 33 camera khác nhau, trong đó có 8 camera quay chậm, 6 camera siêu chậm và 2 camera chuyên bắt việt vị. Rõ ràng, khó có một sai phạm nào có thể qua được những con mắt thần này.

Đã 52 năm trôi qua, tình huống diễn ra vào phút 101 trong trận chung kết World Cup 1996 giữa Anh gặp Đức vẫn chưa nguôi ngoai trong lòng bao kẻ hâm mộ trái bóng tròn. Cú sút của tiền đạo Anh Geoff Hurst trúng xà ngang dội xuống. Trong tài đã vội vàng công nhận bàn thắng còn quý hơn cả kim cương cho Tam sư dù dưới con mắt của bao người, bóng vẫn chưa lăn qua vạch vôi và đó là bàn thắng ma. Nửa thế kỷ trôi qua, lịch sử bóng đá đã có không biết bao nhiêu quả bóng ma và cả “bàn tay chúa” mà siêu sao Argentina Maradona đã dùng để làm thủng lưới của chính người Anh đúng 20 năm sau. Bất công cứ thế chồng chất những bất công.

Trở lại với công nghệ VAR. Không ít ngỡ ngàng khi sau Neymar phải tẽn tò thì trong trận đấu kế tiếp nhờ công nghệ VAR can thiệp, Iceland được phép hưởng quả phạt đền ở phút 85 trong trận đấu với Nigeria khi đang bị dẫn 2 - 0. Thế nhưng,  Gylfi Sigurdsson lại sút lên trời, đá bay tinh thần chiến đấu của đội nhà. Với công nghệ VAR, nhận ý kiến phản đối hay tự mình thấy băn khoăn, trọng tài sẽ chạy đến chiếc máy thu hình được bố trí sẵn ngay trên sân và đưa ra quyết định. Và cũng chỉ có 4 tình huống được áp dụng: Bàn thắng và tình huống dẫn đến bàn thắng - phạt đền và tình huống dẫn đến phạt đền - tình huống dẫn đến thẻ đỏ - sự nhầm lẫn cầu thủ trên sân.

Dẫu sao thì công nghệ cũng chỉ làm nhiệm vụ trợ giúp, quyết định chính vấn là con người. Trong trận cầu Bồ Đào Nha – Ma rốc, đã có đến 2 tình huống các hậu vệ Bồ Đào Nha để bóng chạm tay trong vòng cấm. Trọng tài người Mỹ Mark Geiger đã bỏ qua. Thậm chí ngay cả khi các cầu thủ Ma rốc phản ứng dữ dội, ông “vua áo đen” này cũng chẳng thèm xem lại tình huống bằng công nghệ VAR thông qua chiếc tivi chỉ đặt cách đó mấy bước chân. Thua trận này, đại diện châu Phi trở thành đội bóng thứ 3, sau Ai Cập và Ả rập Xê Út phải sớm nói lời từ giã nước Nga trong nghẹn ngào.

Còn có bao ý kiến này nọ xung quanh công nghệ VAR. Thế nhưng, điều đáng nói là chỉ qua 1/3 chặng đường mà đã đến cả chục tình huống, toàn là gay cấn và mang tính sống còn, phải cậy tới VAR để phúc thẩm. Lại nữa, cái hay sau đó là không còn nữa lời ra tiếng vào và cả bên được lẫn bên mất đều tâm phục và khẩu phục phán quyết của trọng tại được tư vấn từ VAR. Ô hay, đáng được vỗ tay!

ĐÌNH NAM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Tốc độ tàn phá rừng nhiệt đới Amazon giảm mạnh từ đầu năm đến nay

Theo một phân tích được Reuters tiết lộ ngày 29/11, sự tàn phá trên khắp rừng nhiệt đới Amazon từ đầu năm đến nay đã chậm lại đáng kể, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này tạo ra một bước ngoặt lớn đối với khu vực có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế biến đổi khí hậu.

Tốc độ tàn phá rừng nhiệt đới Amazon giảm mạnh từ đầu năm đến nay
Brazil: Thuốc trừ sâu khi trồng đậu nành có thể làm tăng tỷ lệ trẻ tử vong vì ung thư

Một nghiên cứu cho thấy thuốc trừ sâu được sử dụng trong quá trình trồng đậu nành có thể liên quan đến sự gia tăng tử vong do ung thư ở trẻ em tại Brazil - quốc gia sản xuất và xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới và là một trong những nước sử dụng thuốc trừ sâu hàng đầu để ngăn chặn cây trồng khỏi sâu bệnh.

Brazil Thuốc trừ sâu khi trồng đậu nành có thể làm tăng tỷ lệ trẻ tử vong vì ung thư
Return to top