Thế giới

WHO: Người Nga uống rượu ít hơn và sống lâu hơn

ClockThứ Năm, 03/10/2019 16:35
TTH.VN - Nước Nga vốn nổi tiếng là quốc gia của những người rượu, nhưng một báo cáo mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy mức tiêu thụ rượu của người dân nước này đã giảm hơn 40% so với mức đỉnh điểm vào đầu những năm 2000.

Pháp: Ngành sản xuất rượu vang “chịu thiệt” do sóng nhiệt72 người tử vong do uống rượu không rõ nguồn gốcWHO: Bia rượu gây ra 1 trên 20 ca tử vong toàn cầu năm 20161/8 người Mỹ trưởng thành nghiện rượu

Các loại rượu được bày bán trong một siêu thị ở Nga. Ảnh: Limnews

WHO cho rằng, sự suy giảm này là kết quả của một loạt các biện pháp được đưa ra kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin nhậm chức năm 2000, bao gồm các hạn chế đối với việc bán rượu và thúc đẩy lối sống lành mạnh.

Dưới thời Tổng thống Putin, Nga đã cấm các cửa hàng bán bất kỳ loại rượu nào sau 11giờ đêm, tăng giá bán lẻ tối thiểu của rượu mạnh và cấm quảng cáo đối với các sản phẩm rượu.

Theo báo cáo vừa được WHO công bố hôm qua (2/10), người Nga tiêu thụ trung bình khoảng 11-12 lít (khoảng 3 gallon) ethanol nguyên chất mỗi năm, nằm trong top các quốc gia có mức tiêu thụ cao nhất thế giới, nhưng đã có sự suy giảm đáng kể từ năm 2003, từ đó làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong liên quan đến rượu.

Thời kỳ tồi tệ nhất trong thời gian gần đây là vào những năm 1990 và 2000 - được WHO mô tả là "khủng hoảng tử vong của người Nga", khi mà theo nghiên cứu, cứ hai người đàn ông trong độ tuổi lao động thì có một người chết vì lạm dụng rượu.

"Liên bang Nga từ lâu đã được coi là một trong những quốc gia nghiện rượu nặng nhất thế giới", trong đó rượu được cho là tác nhân chính gây ra sự gia tăng đột biến các trường hợp tử vong trong những năm 1990. "Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đã bị đảo ngược."

Nghiên cứu cho thấy mức tiêu thụ rượu trên đầu người ở Nga đã giảm 43% từ năm 2003 đến năm 2016, do sự sụt giảm mạnh trong việc tiêu thụ rượu lậu.

Theo các tác giả của báo cáo, xu hướng này là một yếu tố làm tăng tuổi thọ trung bình của người dân Nga lên mức cao nhất trong lịch sử, đạt 78 tuổi đối với phụ nữ và 68 tuổi đối với nam giới (trong năm 2018). Vào đầu những năm 1990 đầy biến động, tuổi thọ của nam giới nước này chỉ là 57 tuổi.

Năm 2016, người Nga đã uống trung bình 11,7 lít rượu trên đầu người. Ngược lại, trung bình mỗi người Đức đã uống 13,4 lít rượu trong cùng thời điểm đó. Cũng trong năm 2016, các nghiên cứu cho thấy hơn 3 triệu người trên khắp thế giới đã chết vì lạm dụng rượu, hơn 3/4 trong số đó là đàn ông.

WHO đánh giá cao nhiều chính sách do chính quyền Nga thực hiện nhằm hạn chế tiêu thụ rượu, bao gồm tăng thuế đối với rượu, đặt ra giá sàn tối thiểu đối với rượu vodka và các loại đồ uống có cồn khác; giới thiệu một hệ thống theo dõi thời gian thực về sản xuất và bán rượu; và hạn chế sự sẵn có của rượu ở một số vùng, cùng với các chính sách nghiêm ngặt về không gian công cộng không có cồn, như công viên và khu giải trí.

WHO hy vọng rằng những thành công được nhìn thấy ở Nga sẽ thúc đẩy các quốc gia khác thực hiện các chính sách về rượu một cách hiệu quả, nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế và sức khỏe to lớn do lạm dụng rượu gây ra, song song với việc cải thiện triển vọng cuộc sống của công dân.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top