Thế giới

WHO kêu gọi hành động nhanh chóng thúc đẩy an toàn giao thông ở Đông Nam Á

ClockThứ Tư, 04/09/2024 14:21
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã đưa ra lời kêu gọi các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tăng cường nỗ lực nhằm giảm số ca tử vong do tai nạn giao thông đường bộ, vốn là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở nhóm người trẻ từ 15 - 29 tuổi.

Những tuyên bố đáng chú ý của quan chức cấp cao Nga trong Ngày Chiến thắngNhật Bản công bố các biện pháp an toàn mới sau vụ va chạm ở Sân bay HanedaViệt Nam ủng hộ nỗ lực của Liên Hiệp quốc nhằm cải thiện an toàn giao thôngAi Cập: Giao thông hàng hải dọc kênh đào Suez 'tuyệt đối an toàn'“An toàn, Dữ liệu và Xanh”: Từ khóa cho sự phục hồi bền vững của ngành giao thông vận tải

Khu vực Đông Nam Á cần nỗ lực hơn nữa để đạt được các mục tiêu về an toàn giao thông toàn cầu. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Bà Saima Wazed, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của WHO cho biết trong bài phát biểu tại Hội nghị thế giới lần thứ 15 về Phòng ngừa thương tích và Thúc đẩy an toàn (Safety 2024): “Những người tham gia giao thông dễ bị tổn thương, bao gồm người đi bộ, người đi xe đạp và xe hai hoặc ba bánh chiếm tới 66% tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông đường bộ được báo cáo trong khu vực”. Do đó, mạng lưới đường bộ phải ưu tiên những người có nguy cơ cao nhất, chẳng hạn như trẻ em, thanh thiếu niên và người khuyết tật. Báo cáo của WHO tiết lộ rằng khu vực này chiếm 330.223 trong tổng số 1,19 triệu ca tử vong do tai nạn giao thông đường bộ trên toàn cầu vào năm 2021, chiếm 28% gánh nặng toàn cầu.

Khi quá trình đô thị hóa tăng lên, dự kiến vào năm 2030, 70% dân số toàn cầu sẽ sống ở các thành phố, nhu cầu về phương tiện giao thông công cộng sẽ tăng lên. Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng, khu vực Đông Nam Á của WHO phải đối mặt với những thách thức như sử dụng xe hai và ba bánh có phân khối cao, cơ sở hạ tầng dành cho người đi bộ và người đi xe đạp kém và các dịch vụ khẩn cấp hạn chế.

Không giống như các quốc gia có thu nhập cao, nơi các biện pháp an toàn đường bộ thường tập trung vào người ngồi trên xe, các quốc gia đang phát triển cần ưu tiên đảm bảo sự an toàn của những người tham gia giao thông dễ bị tổn thương như người đi bộ và người đi xe đạp, điều này là do đây là những người phải đối mặt với rủi ro cao hơn. Việc tăng cường hệ thống chăm sóc chấn thương và cấp cứu, nâng cao dữ liệu an toàn đường bộ và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan là rất quan trọng để cải thiện an toàn đường bộ.

“Tôi là người rất tin tưởng vào sự hợp tác và quan hệ đối tác”, bà Saima Wazed nhấn mạnh. Qua đây, bà cũng kêu gọi triển khai ngay lập tức một cách tiếp cận đa ngành, liên quan đến chính quyền địa phương, các nhà quy hoạch đô thị, cảnh sát giao thông và thực thi pháp luật.

Được biết, an toàn giao thông là yếu tố then chốt để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên hợp quốc. Vào tháng 9/2020, Liên hợp quốc đã phát động Thập kỷ Hành động vì An toàn Giao thông 2021-2030, với mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm ít nhất 50% số ca tử vong và thương tích do tai nạn giao thông đường bộ.

Mặc dù số ca tử vong do tai nạn giao thông ở khu vực Đông Nam Á đã giảm 2% vào năm 2021, nhưng vẫn cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt được các mục tiêu toàn cầu. Liên quan đến vấn đề này, bà Saima Wazed đã công bố “Báo cáo tình hình an toàn giao thông khu vực Đông Nam Á của WHO: Hướng tới giao thông an toàn và bền vững hơn”, trong đó nêu rõ các loại hình thương tích và các biện pháp hạn chế tốt nhất.

Giám đốc Saima Wazed kết luận, việc giải quyết những thách thức này và thực hiện các chiến lược được khuyến nghị sẽ là chìa khóa để thúc đẩy an toàn đường bộ và đạt được các mục tiêu vào năm 2030.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Dù mới đi vào hoạt động chính thức chưa đầy nửa năm, song với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, nay là thành phố Huế (Trung tâm) đã và đang có những đóng góp quan trọng trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xúc tiến thương mại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan.

Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Return to top