Thế giới

Việt Nam: Điểm đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt nhất ASEAN

ClockThứ Bảy, 12/10/2019 07:34
TTH.VN - Một báo cáo gần đây xác nhận, từ lâu, Việt Nam đã được công nhận là trung tâm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhờ cung cấp cơ hội đầu tư vào mọi thứ, từ dây khóa kéo đến tàu cao tốc...

G20 thống nhất thuế kỹ thuật sốSingapore là thành phố đổi mới sáng tạo thứ 3 toàn cầuVốn FDI vào Đông Nam Á tăng 18% trong nửa đầu năm 2018Đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu giảm 41% trong nửa đầu năm 2018Hàn Quốc đặt mục tiêu thu hút hơn 20 tỷ USD FDI trong năm nayDubai thu hút 6,94 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2016

 Việt Nam đã và đang phát triển như một trung tâm đầu tư trực tiếp nước ngoài tốt nhất ở ASEAN. Ảnh minh họa: Tạp chí tài chính

Thành tích đáng nể

Cụ thể, báo cáo của US News & World Report tháng trước đã xếp hạng Việt Nam là quốc gia đứng thứ 8 trong tổng số 29 nước tốt nhất để đầu tư. Xếp sau Việt Nam là một số quốc gia ASEAN khác bao gồm Malaysia (vị thứ 13), Singapore (14) và Indonesia (18). Uruguay đứng đầu danh sách, theo sau là Saudi Arabia, Luxembourg, Ấn Độ và Ba Lan.

Kể từ khi áp dụng các chính sách định hướng thị trường thuộc nội dung chương trình Đổi mới trong những năm 1980, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam đã và đang chứng kiến mức tăng trưởng thuộc top nhanh nhất thế giới. Trong đó FDI đã đóng góp một phần lớn bằng cách thu hút đầu tư vào rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Nhà sản xuất dây khóa kéo lớn nhất thế giới – tập đoạn YKK Nhật Bản tuần trước đã bắt đầu hoạt động tại nhà máy thứ hai đặt tại Việt Nam, cụ thể là ở tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Nam. Tổng vốn đầu tư là 60 triệu USD.

Cùng lúc, hồi tháng 5 vừa qua, tập đoạn Huyndai (Hàn Quốc) cũng bày tỏ mối quan tâm về việc đầu tư vào dự án tàu cao tốc Bắc – Nam nối liền Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng cách hơn 1.500 km, dự kiến sẽ trị giá khoảng gần 58,7 tỷ USD.

Tính từ năm 2008 đến 2018, tổng mức đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đã chứng kiến mức tăng từ 11,5 tỷ USD lên 35,46 tỷ USD. Riêng năm 2018, tổng cộng 112 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó Nhật Bản đầu tư nhiều nhất với 8,59 tỷ USD, theo sau là Hàn Quốc 7,2 tỷ USD và Singapore 5 tỷ USD.

Ngành sản xuất và chế biến của Việt Nam thu hút sự quan tâm từ nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất. Cụ thể là vào năm 2018, hai ngành này đã được đầu tư tổng cộng 16,58 tỷ USD vốn FDI. Lĩnh vực bất động sản cũng thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và con số cho lĩnh vực bán lẻ là 3,67 tỷ USD.

Điều đáng mừng là trong năm 2019, 14,22 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đã được giải ngân, tăng 7,3% so với cùng kỳ 1 năm trước đó. Cũng trong thời gian này, 2.759 dự án mới với tổng vốn đầu tư lên đến 10,97 tỷ USD đã được phê duyệt, Cục đầu tư nước ngoài của Việt Nam thông tin.

Vào ngày 10/11, Tổng Giám đốc quản lý và tư vấn đầu tư nước ngoài thuộc ngân hàng UOB (United Overseas Bank) Sam Cheong Chwee đã có lời khen ngợi cho Việt Nam và coi đây như điểm sáng trong thu hút FDI ở ASEAN. Vị lãnh đạo đặc biệt chú ý đến những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong công tác củng cố cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế và công nghiệp trọng điểm như thành phố cảng Hải Phòng – nơi hỗ trợ lớn cho sự phát triển của vùng Đông Bắc đất nước.

Là một phần của chuỗi nỗ lực, từ những năm 1990 và 2000, Việt Nam đã thành lập các đặc khu kinh tế (SEZ) để thu hút và phục vụ lĩnh vực sản xuất cần nhiều nhân lực, với 60% - 70% tổng số vốn FDI là của các dự án SEZ này.

Điểm mạnh và điểm yếu

Được biết, Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư cạnh tranh nhờ vào lương thấp, cơ sở hạ tầng phát triển, cộng thêm ưu thế thuế được áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp và dự án trong cả nước.

Koushan Das, Trợ lý Điều hành mảng Phân tích kinh doanh tại Dezan Shira & Associates nhận định, Việt Nam đã và đang âm thầm phát triển một trong những chế độ thuế cạnh tranh nhất ở Đông Nam Á.

Một số yếu tố khác như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng đóng góp một phần trong việc tăng dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam, khi một số doanh nghiệp Trung Quốc đã chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Trong năm nay, Hongkong nổi bật là nhà đầu tư lớn nhất với 5,89 tỷ USD.

Việt Nam đã và đang cải thiện đáng kể trong những năm vừa qua, song nhìn chung vẫn thấp hơn so với các quốc gia thành viên ASEAN khác. Đây được xem là thách thức lớn nhất của đất nước trong việc duy trì vị thế là trung tâm đầu tư của khu vực.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo sẽ tiếp tục nỗ lực để nhanh chóng, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để góp phần đưa ngành công nghiệp bán dẫn trở thành động lực và đột phá mới, giúp Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Các nhà đầu tư đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực phát triển ngành bán dẫn của Việt Nam
Return to top