Thế giới

Việt Nam, Campuchia trao đổi thư chia sẻ khi hai nước oằn mình chống bão lụt

ClockThứ Năm, 29/10/2020 15:03
TTH.VN - Thủ tướng Campuchia Hunsen và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa gửi thư chia buồn khi cả hai nước đều phải đối mặt với thiên tai tồi tệ nhất trong nhiều năm qua.

Australia chuẩn bị gói tài trợ cho các quốc gia Đông Nam ÁĐiện và Thư mừng kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Việt NamMỹ: Hòa bình và thịnh vượng cần xây dựng trên nguyên tắcViệt Nam, Lào, Campuchia lên kế hoạch diễn tập cứu hộ ở biên giớiCampuchia, Myanmar, Việt Nam được hưởng lợi từ chuyển đổi trong ngành may mặcCampuchia kỷ niệm 43 năm hành trình đánh đổ chế độ diệt chủng Pol PotNam Mỹ là ổ dịch mới của thế giớiTỉnh Kep (Campuchia) xây dựng đường ven biển nối Việt Nam và Thái LanVietnam Airlines vận chuyển trang thiết bị y tế của Chính phủ Việt Nam viện trợ Lào và Campuchia

Campuchia và Việt Nam đều đã và đang chịu nhiều ảnh hưởng do bão lụt gây nên. Ảnh minh họa: Báo Thanh Niên

Cùng lúc, các chuyên gia về quan hệ quốc tế cũng hy vọng rằng thảm họa thiên tai sẽ ngày càng thúc đẩy hai nước nỗ lực hơn khi đối phó với biến đổi khí hậu.

Trong thư gửi Thủ tướng Hunsen, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ: “Thay mặt chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin gửi lời chia sẻ đến chính phủ và nhân dân cả nước Campuchia đang chịu ảnh hưởng của mưa lũ, đặc biệt là những gia đình có người thân tử nạn do thiên tai”.

Đáp lại, ông Hunsen cũng gửi một bức thư đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó ông bày tỏ sự cảm kích về thông điệp này.

Trong thư Thủ tướng Hunsen viết: “Tôi muốn chuyển lời đánh giá cao của tôi tới ngài vì sự quan tâm và cảm thông của ngài dành cho chính phủ và nhân dân Campuchia khi phải chịu những thiệt hại về người và của do lũ lụt sau các trận mưa lớn kéo dài liên tục ở Campuchia”.

Ngoài ra, ông Hunsen cũng gửi lời chia buồn trước những đau khổ và mất mát của người dân Việt Nam.

“Tôi rất đau buồn khi được tin về số người thiệt mạng và cả những người vẫn đang còn mất tích, cũng như những tổn thất nghiêm trọng về hoa màu và tài sản ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là ở tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị do lũ lụt và sạt lở đất gây ra”.

Ông Hunsen cũng bày tỏ niềm tin rằng Việt Nam sẽ sớm phục hồi sau thảm họa.

Được biết tại Campuchia, tính đến đầu tuần này, lũ quét đã ảnh hưởng đến 20/25 tỉnh thành. Theo báo cáo mới từ Ủy ban Quốc gia về Quản lý Thiên tai (NCDM) Campuchia, số người thiệt mạng do lũ quét đã tăng lên 43 người, trong khi đó 148.597 gia đình, tức 594.388 người chịu ảnh hưởng; 11.895 hộ gia đình, tức 47.580 người phải sơ tán đến khu vực an toàn.

Lũ cũng làm hư hỏng 133.203 ngôi nhà, 951 trường học, 307 chùa, 272.263 ha lúa, 96.945 ha hoa màu và nhiều hệ thống đường, kênh, rạch ở Campuchia.

Trong khi đó, tại Việt Nam cũng phải ra lệnh sơ tán hơn nửa triệu người sinh sống ở vùng duyên hải miền Trung để tránh bão Molave.

Tiến sĩ Chheang Vannarith, Chủ tịch Viện Tầm nhìn châu Á (AVI) nhận định, việc trao đổi thư thăm hỏi giữa lãnh đạo hai nước Việt Nam - Campuchia được coi là rất quan trọng trong thời gian này, đặc biệt là khi cả hai nước đang vật lộn để phục hồi sau dịch COVID-19. Trong thời gian này, hai nước đang tập trung vào việc giúp đỡ nhân dân, do đó không thể giúp đỡ nhau nhiều. Song những bức thư trao đổi này có thể được coi là sự hỗ trợ tinh thần lớn lao cho 2 đất nước.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam

Ngày 22/1, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) do Đại tá Khăm Phạ May – Xay Phu Ban, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Chủ nhiệm kỹ thuật làm trưởng đoàn, đến chúc Tết cổ truyền Việt Nam, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam
Để khách hạng sang “rút hầu bao”

Tài nguyên văn hóa, du lịch cùng những tiềm năng về du lịch là yếu tố thu hút các dòng khách hạng sang đến Việt Nam nói chung, Huế nói riêng. Thế nhưng, để những vị khách này “chi tiền” cho hoạt động du lịch, đòi hỏi phải có những dịch vụ xứng tầm cùng nhiều giải pháp khác.

Để khách hạng sang “rút hầu bao”
Return to top