Thế giới

Trí thức Việt Nam ở Nhật Bản thảo luận về việc phát triển đất nước hậu COVID-19

ClockThứ Bảy, 20/11/2021 14:50
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 20/11, Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản (Vietnam Summit in Japan) lần thứ hai đã chính thức khai mạc, với sự tham gia của gần 1.000 người Việt Nam đang học tập và làm việc tại Nhật Bản, cùng với các Hội trí thức Việt Nam ở nhiều nơi trên thế giới.

Nhật Bản, Việt Nam ký kết thỏa thuận chuyển giao công nghệ, thiết bị quốc phòngĐại sứ Vũ Hồng Nam: Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang trên đà phát triển

Ông Trịnh Thành Luân, thành viên Ban Chủ tịch Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản lần thứ hai, phát biểu tại lễ khai mạc. Ảnh: Đào Thanh Tùng/Pv TTXVN tại Tokyo

Sự kiện này do Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản (AVIJ), Mạng lưới Học thuật người Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ), Cộng đồng Chuyên gia người Việt Nam tại Nhật Bản (VPJ), Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (VYSA) và Mạng lưới Đổi mới Sáng tạo Việt-Nhật (VJOIN) phối hợp tổ chức theo hình thức trực tuyến trong hai ngày 20-21/11, với mục đích tập hợp các ý kiến đóng góp của cộng đồng trí thức Việt Nam tại Nhật Bản và các nước khác trên thế giới nhằm tạo ra sự phát triển đột phá cho đất nước trong thời hậu dịch COVID-19.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Trịnh Thành Luân, thành viên Ban Chủ tịch Vietnam Summit in Japan, nhận định: “Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản lần thứ 2 diễn ra trong bối cảnh dịch COVID-19 đang đặt ra vô vàn những thách thức cho tất cả các nước trên toàn thế giới. Đại dịch này đã khiến cho nhiều mối liên kết, nhiều giá trị bị mất đi và nhiều phương thức đã không còn hữu hiệu. Tuy nhiên, trong nguy luôn có cơ. Đại dịch đã mở ra nhiều giá trị mới, phương thức mới. Nắm bắt và tận dụng những yếu tố này để kịp thời chuyển mình đang là nhu cầu cấp thiết từng cá nhân nói riêng và cả quốc gia Việt Nam nói chung”. Theo ông, Ban Tổ chức hy vọng Diễn đàn sẽ là nơi để tất cả mọi người cùng tham gia thảo luận và tìm ra những giải pháp cho vấn đề của từng cá nhân, từng doanh nghiệp và của cả đất nước trong giai đoạn “bình thường mới”. 

Cũng tại lễ khai mạc, Mạng lưới Học thuật người Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ) đã công bố Tuyển tập Khoa học và Công nghệ Nhật Bản năm 2021, trong đó tuyển chọn 35 bài viết của các nhà khoa học và chuyên gia người Việt Nam, Nhật Bản và người nước ngoài đã và đang công tác, học tập tại “đất nước Mặt trời mọc” về nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khoa học cơ bản, vật liệu, điện tử, robot đến các lĩnh vực ứng dụng như năng lượng, nông nghiệp, xây dựng, y sinh và chính sách. Nội dung của các bài viết tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của Nhật Bản và những công nghệ có thể giúp giải quyết những vấn đề tồn tại ở Việt Nam.

Được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 11/2019, Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản khi đó có chủ đề “Make in Vietnam-Cơ hội và thách thức”, thu hút sự tham dự của gần 900 trí thức Việt Nam ở trong và ngoài Nhật Bản, cùng với đại diện một số bộ, ngành của Chính phủ Việt Nam.

Với chủ đề “Chuyển mình: Giá trị mới - Cách thức mới”, diễn đàn năm nay sẽ có một phiên toàn thể với chủ đề “Việt Nam chuyển mình: Giá trị mới, cách thức mới” cùng với 8 phiên thảo luận chuyên đề, tập trung vào các vấn đề mang tính thời sự cao như làm thế nào để sống chung với dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới, học trực tuyến, chuyển đổi số, phát triển thành phố thông minh hay phát triển nền kinh tế nông nghiệp cho đồng bằng sông Cửu Long…

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam nhận xét: “Tôi đánh giá cao chủ đề của hội nghị lần này, đáp ứng được xu hướng phát triển của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong giai đoạn hậu dịch COVID-19. Chủ đề này rất kịp thời".

Theo thống kê của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính đến đầu năm 2021, có khoảng 448.053 người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại nước này, trong đó có hơn 50% là thành phần trí thức như các học sinh, sinh viên, các nhà khoa học và các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Return to top