Thế giới

Đại sứ Vũ Hồng Nam: Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang trên đà phát triển

ClockThứ Tư, 01/09/2021 14:48
Đại sứ Vũ Hồng Nam khẳng định sau 48 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Nhật Bản “đã trở thành đối tác tin cậy bậc nhất dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi.

Đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ, nhượng lại vaccine cho Việt NamOlympic và Paralympic Tokyo: Điều chỉnh chương trình khai mạc, bế mạcQuốc tế hỗ trợ Việt Nam chống dịchChâu Á - Thái Bình Dương chạy đua phát triển, sản xuất vaccine COVID-19 “nhà trồng”Nhật Bản sẽ cung cấp vaccine COVID-19 cho Việt Nam trong tháng 6

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam phát biểu tại lễ kỷ niệm. (Ảnh: Đào Thanh Tùng/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 1/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức kỷ niệm 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2021).

Do dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp ở Nhật Bản nên lễ kỷ niệm năm nay chỉ được tổ chức ở diện hẹp, với sự tham dự của các cán bộ, nhân viên của đại sứ quán và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam ôn lại chặng đường 76 năm đầy vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Đại sứ nhấn mạnh: “76 năm qua, nhân dân Việt Nam đã trải qua lịch sử đầy gian khổ nhưng vinh quang, bảo vệ độc lập, thống nhất và xây dựng đất nước, thực hiện mục tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra trong tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 là tự do, bình đẳng và hạnh phúc.”

Theo Đại sứ Vũ Hồng Nam, từ một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, bị cấm vận toàn diện, với tinh thần tự chủ và độc lập tự cường, nhân dân Việt Nam đã nỗ lực vươn lên mạnh mẽ, thực hiện thành công công cuộc Đổi mới, đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế năng động và hấp dẫn nhất tại châu Á, một điểm liên kết kinh tế, kết nối đa chiều trong các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị quốc tế.

Nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và trở thành bộ phận quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đề cập tới quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, Đại sứ Vũ Hồng Nam khẳng định sau 48 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước “đã trở thành đối tác tin cậy bậc nhất dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi.”

“Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, quan hệ Nhật-Việt đang trên đà phát triển,” Đại sứ Vũ Hồng Nam nhấn mạnh.

Toàn cảnh lễ kỷ niệm Quốc khánh Việt Nam tại Nhật Bản. (Ảnh: Phạm Tuân/TTXVN)

Theo Đại sứ, trong số 136 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, Nhật Bản là nhà cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, với 28 tỷ USD viện trợ không hoàn lại và vốn vay.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt 2,44 tỷ USD. Với 4.900 dự án đang được triển khai trong nước với số vốn 63,1 tỷ USD, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam.

Liên quan tới cuộc chiến chống dịch COVID-19, Đại sứ Vũ Hồng Nam cho biết Chính phủ và nhân dân hai nước đã và đang dành cho nhau sự ủng hộ, cảm thông và giúp đỡ về vật chất.

Đặc biệt, Nhật Bản đã cung cấp cho Việt Nam 3 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 và các vật tư, thiết bị y tế khác như trang thiết bị bảo quản lạnh để vận chuyển vaccine.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam

Ngày 22/1, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) do Đại tá Khăm Phạ May – Xay Phu Ban, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Chủ nhiệm kỹ thuật làm trưởng đoàn, đến chúc Tết cổ truyền Việt Nam, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam
Để khách hạng sang “rút hầu bao”

Tài nguyên văn hóa, du lịch cùng những tiềm năng về du lịch là yếu tố thu hút các dòng khách hạng sang đến Việt Nam nói chung, Huế nói riêng. Thế nhưng, để những vị khách này “chi tiền” cho hoạt động du lịch, đòi hỏi phải có những dịch vụ xứng tầm cùng nhiều giải pháp khác.

Để khách hạng sang “rút hầu bao”
Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm

Cục Phòng cháy, chữa cháy và ứng phó thảm họa Nhật Bản (FDMA) đang có kế hoạch triển khai robot cứu hỏa tự động và các phương tiện chuyên dụng khác, một phần trong nỗ lực nâng cao trang thiết bị và máy móc của các đội ứng phó khẩn cấp, được điều động đến các khu vực xảy ra động đất, lũ lụt và những thảm họa khác.

Nhật Bản đưa robot vào hoạt động ứng phó khẩn cấp ở khu vực nguy hiểm
Return to top